Hơn 30 năm trước,ỳvọngphụchồibưởiNătai xiu bip tại xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, cây bưởi Năm Roi đã được trồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ nông dân, nhưng 10 năm trở lại đây cây bưởi Năm Roi đã không “bám rễ sâu” ở đất này...
Mô hình đã giúp cải thiện, nâng cao năng suất, chất lượng trái bưởi tại vùng nghiên cứu.
Tìm cách phục hồi, phát triển lại loại trái cây đặc sản
Hơn 30 năm trước, tại xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, cây bưởi Năm Roi đã được trồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ nông dân. Với năng suất cao và hương vị thơm ngon, bưởi Năm Roi Phú Hữu đã dần trở thành loại nông sản đặc trưng của Hậu Giang. Nhưng 10 năm trở lại đây, nhiều vườn bưởi tại địa phương này bắt đầu lão hóa, kém phát triển, khiến sản lượng trái giảm mạnh. Không ít nông hộ đã chuyển sang trồng các loại cây khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, đất của các vườn bưởi chuyên canh tại Hậu Giang có hàm lượng chất dinh dưỡng ở mức trung bình thấp. Trên các vườn canh tác lâu năm, đất bị bạc màu với độ chua gia tăng, và sự giảm thấp của hàm lượng chất hữu cơ, khả năng hấp thụ cation, chỉ số bền của đất,… Trong khi đó, đa số nông dân đều tự cải tạo đất vườn theo kinh nghiệm riêng, gây ra một số vấn đề bất lợi trên cây bưởi.
Trước thực trạng trên, tỉnh đã triển khai đề tài “Xây dựng mô hình quản lý dinh dưỡng bền vững cho cây bưởi Năm Roi ở Hậu Giang”, là nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2018, do GS.TS Ngô Ngọc Hưng làm chủ nhiệm, Trường Đại học Cần Thơ là tổ chức chủ trì, với tổng kinh phí hơn 1,47 tỉ đồng. Tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Châu Thành, đề tài được kỳ vọng sẽ giúp địa phương phục hồi, phát triển lại loại trái cây đặc sản.
Trong 3 năm liên tiếp, ban chủ nhiệm đã tiến hành thí nghiệm trên 3ha đất trồng bưởi ở xã Phú Hữu, Đông Thạnh và Đông Phước (huyện Châu Thành). Với việc sử dụng công cụ DRIS (hệ thống khuyến cáo và chẩn đoán tích hợp), ban chủ nhiệm đã chẩn đoán được tình trạng cung cấp dinh dưỡng của đất và cho thấy các vườn tại đây bưởi đang bị thiếu đạm, lân, kali,… Từ đó, xác định công thức phân bón phù hợp để thử nghiệm cho cây bưởi Năm Roi ở vùng nghiên cứu.
Tiềm năng phát triển
Để xây dựng mô hình quản lý dinh dưỡng bền vững cho cây bưởi Năm Roi ở Hậu Giang, ban chủ nhiệm đề tài đã bón phân theo công thức SSNM (quản lý dinh dưỡng theo địa điểm chuyên biệt) kết hợp với sử dụng phân hữu cơ và phân bón lá. Theo TS. Lưu Hồng Mẫn, nguyên Phó viện trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long: “Đây là lần đầu tiên công thức SSNM được ứng dụng trong nghiên cứu trên cây bưởi ở Hậu Giang. Kết quả cho thấy, việc ứng dụng công thức bón phân này đã góp phần cho năng suất trái cao, đưa kích thước trung bình của trái bưởi đạt yêu cầu theo định hướng của đề tài”.
Mô hình đã giúp năng suất trái đạt 17,3 tấn/ha, cao hơn so với công thức bón phân hóa học cải tiến (15,8 tấn/ha) và công thức bón phân của nông dân (15 tấn/ha). Trái bưởi từ mô hình đạt kích cỡ trung bình là 1,7kg, hàm lượng nước trong trái khoảng 81% và độ Brix là 9%. Bên cạnh đó, ban chủ nhiệm đề tài còn ứng dụng Chỉ thị chất lượng đất (SQI) để đánh giá và chọn mô hình cải thiện độ phì bền vững, phù hợp điều kiện đất đai vùng nghiên cứu với chi phí sản xuất thấp.
Việc triển khai đề tài đã tạo nhiều chuyển biến tích cực cho việc trồng bưởi Năm Roi tại vùng nghiên cứu. Ông Trần Hồng Đức, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành, cho biết: “Đề tài đã tổ chức được một hội thảo cho cán bộ khuyến nông và người dân trên địa bàn huyện để tiếp nhận kết quả nghiên cứu của đề tài. Nếu như trước đây, người dân đa phần sử dụng phân hóa học thì hiện nay, người dân rất ủng hộ việc sử dụng phân hữu cơ, phân bón lá và nấm Trichoderma theo khuyến cáo của đề tài”.
Để tiếp tục cải thiện hiệu quả cho đất trồng bưởi ở vùng nghiên cứu, ban chủ nhiệm đề xuất nông hộ sử dụng phân hữu cơ kết hợp bón vôi. Do phân lân có hiệu quả sử dụng rất thấp trên đất trồng bưởi, cần nghiên cứu các biện pháp khai thác lân lưu tồn trong đất trồng cây ăn trái để tăng cường độ hữu dụng của phân lân. Biện pháp phun phân bón lá với các thành phần N, P, K cho thấy có hiệu quả làm tăng năng suất và chất lượng trái, cần nghiên cứu thêm tác dụng của vi lượng đến chất lượng trái bưởi.
Bên cạnh việc nâng cao năng suất, chất lượng trái bưởi, thì đầu ra và giá cả sản phẩm là vấn đề cần được quan tâm, chú trọng để phục hồi và phát triển bền vững cây bưởi Năm Roi tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới.
Bài, ảnh: ĐANG THƯ