【khimki】Ngành dệt may: Nhiều triển vọng phát triển

Ông đánh giá thế nào về những kết quả đạt được của XK dệt may Việt Nam trong năm 2018?ànhdệtmay Nhiềutriểnvọngpháttriểkhimki

Năm 2018, diễn biến thị trường khá phức tạp, tạo nhiều áp lực lớn cho ngành dệt may. Đó là sự biến động thay đổi của thời tiết, kéo theo lượng hàng tồn kho của toàn cầu; Nhật Bản cũng dừng không đặt hàng áo jacket. Bên cạnh đó, chúng ta phải cạnh tranh với 4 cường quốc về dệt may (Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan) do chi phí của họ rẻ hơn. Việc đồng NDT phá giá tới 11,5% trong khi tiền đồng của Việt Nam vẫn giữ giá khiến XK sợi vào Trung Quốc gặp khó khăn…

nganh det may nhieu trien vong phat trien
Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS)

Tuy nhiên, kết thúc năm 2018, XK toàn ngành dệt may Việt Nam vẫn đạt kim ngạch khoảng 36 tỷ USD, vượt 1,5 tỷ USD so với mục tiêu đề ra, tăng trưởng 17% so với năm trước.

Đáng chú ý, thặng dư thương mại toàn ngành đạt 17,7 tỷ USD, cao hơn so với các ngành khác. Kết quả tăng trưởng XK cũng như thặng dư lớn của ngành cho thấy những nỗ lực của DN đã đi đúng hướng. Đặc biệt, thời gian tới, một loạt nhà máy đã đầu tư trong nước của DN nội địa như: Dệt Bảo Minh, May Thắng Lợi… hay các DN FDI Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong… sẽ đi vào hoạt động, tiếp tục góp phần giảm dần phụ thuộc nguyên liệu NK và nâng cao giá trị thặng dư thương mại cho ngành dệt may.

Nhiều ý kiến cho rằng, CPTPP có hiệu lực sẽ mang lại cơ hội cho DN nhưng không lớn, do Hoa Kỳ đã rút ra khỏi hiệp định này, trong khi đây là thị trường XK lớn của dệt may Việt Nam. Ông đánh giá thế nào về luồng ý kiến này?

Theo tôi, cơ hội cho dệt may Việt Nam trong năm 2019 rất lớn. CPTPP có hiệu lực sẽ mang lại cho ngành dệt may cơ hội ở nhiều thị trường mới. Diễn biến gần nhất trong quý III và quý IV/2018 cho thấy, nhiều nhà NK Úc, Canada, New Zealand đã đến với Việt Nam...

Dù không có Hoa Kỳ, XK của dệt may Việt Nam vào thị trường này không thay đổi vì chúng ta vẫn là thành viên của WTO. Năm 2018, XK vào Hoa Kỳ chiếm 46 % tổng kim ngạch XK dệt may Việt Nam; năm 2019, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục là thị trường XK lớn.

Bên cạnh đó, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến có hiệu lực trong năm 2019 cũng mở ra cơ hội cho dệt may Việt Nam gia tăng vào thị trường lớn là EU. Đối với thị trường Trung Quốc, dù họ phá giá đồng NDT nhưng thị trường này vẫn ổn định vì chúng tôi vẫn có giải pháp riêng để XK. Trước đây, chúng ta NK nhiều sản phẩm dệt may từ thị trường Hàn Quốc, nhưng nay, họ đã NK của Việt Nam…

Với cơ hội về thị trường như vậy, chúng tôi đã đặt mục tiêu kim ngạch XK toàn ngành trong năm 2019 đạt 40 tỷ USD; trong đó, thặng dư đạt 20 tỷ USD.

Bên cạnh những cơ hội, thách thức đặt ra đối với ngành dệt may là gì, thưa ông?

Về quốc tế, chúng ta vẫn phải đối mặt với biến đổi khó lường về thời tiết nên sẽ có sự dịch chuyển đơn hàng. Tư duy nhà thiết kế và người tiêu dùng thay đổi, cần bắt kịp được nhu cầu của thị trường.

Trong nước, năm 2019, khó khăn lớn nhất là chưa có sự đột phá về tầm nhìn của các địa phương trong việc xử lý nước thải ở các khu công nghiệp để thu hút nhà đầu tư, tận dụng được lợi ích mà CPTPP hay các hiệp định khác mang lại. Nhưng, hiện các địa phương không mặn mà lắm với ngành dệt may để khuyến khích đầu tư.

Khó khăn nữa là điện, các nhà đầu tư sẽ đắn đo nếu không được bảo đảm nguồn điện thiếu hụt. Bên cạnh đó, thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao; việc đào tạo chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của ngành… Nếu không đầu tư khoa học - công nghệ, sẽ không đáp ứng kịp các đơn hàng vì thời gian giao hàng ngày càng rút ngắn. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý cũng là thách thức không nhỏ, nhất là các chính sách liên quan giữa thuế và hải quan chưa khuyến khích được DN XK.

Xin cảm ơn ông!

Mặc dù có nhiều biến động phức tạp trong năm 2018, nhưng dệt may là một trong những ngành XK chủ lực của Việt Nam cán đích sớm, vượt mục tiêu đề ra với kim ngạch XK đạt 36 tỷ USD. Phóng viên Báo Công Thương đã trao đổi với ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) - về triển vọng của ngành trong năm 2019.