【kq ngoại hạng anh đêm qua】Đào tạo nghề trước cách mạng 4.0: Phải thay đổi phương thức truyền thống

dao tao nghe

Để đáp ứng yêu cầu của cách mạng 4.0 thì phương thức đào tạo truyền thống cần phải thay đổi. Ảnh: MĐ

Cơ cấu lao động sẽ thay đổi

Bàn về vấn đề này,ĐàotạonghềtrướccáchmạngPhảithayđổiphươngthứctruyềnthốkq ngoại hạng anh đêm qua ông Phạm Vũ Quốc Bình, Cục trưởng Cục Kiểm định chất lượng dạy nghề, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho rằng, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng 4.0 sẽ khiến hàng loạt nghề nghiệp cũ bị mất đi, thị trường lao động sẽ có sự phân hóa mạnh mẽ giữa nhóm lao động có kỹ năng thấp và nhóm lao động có kỹ năng cao…

Đặc biệt, điều này không chỉ đe dọa việc làm của những lao động có trình độ thấp mà ngay cả lao động có kỹ năng bậc trung cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu như họ không được trang bị những kỹ năng mới cho nền kinh tế 4.0.

Do đó, theo ông Bình ngay từ lúc này các trường nghề phải cập nhật cho sinh viên những kiến thức mới, đặc biệt là kỹ năng mềm, đẩy mạnh sáng tạo và khởi nghiệp song tùy vào điều kiện của mỗi trường để lựa chọn những ngành nghề đào tạo phù hợp. “Điều này đòi hỏi các trường phải lấy người học làm trung tâm, tất cả việc quản trị, xây dựng chương trình đào tạo đều phải hướng đến mục tiêu đó”, ông Bình nói.

Đồng quan điểm, ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội khuyến nghị nên tích hợp nhiều giải pháp từ xây dựng lại hệ thống tiêu chuẩn, tiếp cận các chương trình đào tạo tiên tiến, đổi mới hệ thống tổ chức về dạy nghề, thực hiện cơ chế tự chủ và tăng cường kết nối doanh nghiệp. Bằng rất nhiều giải pháp như vậy, chất lượng nguồn nhân lực sẽ từng bước được nâng dần lên.

Đổi mới phương thức đào tạo truyền thống

Để chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng cho cuộc cách mạng này, ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội cho biết, trường đã chuẩn bị các dây chuyền của Đức để đào tạo cho tự động hóa gần 2 năm nay. “Mục tiêu đầu tư của chúng tôi là sau khóa đào tạo đầu tiên, sinh viên sẽ đáp ứng được yêu cầu cho những doanh nghiệp có sử dụng công nghệ 4.0. Hiện nay chúng tôi đang áp dụng cho 2 khoa là Điện và Cơ khí”, ông Ngọc nói.

Cũng theo ông Ngọc, cần nâng tỷ lệ thực hành trong đào tạo ít nhất đạt 70% và lý thuyết chỉ nên chiếm 30%, song lý thuyết này chỉ phục vụ cho việc học kỹ năng chứ không nên sa vào kiến thức hàn lâm. “Một dây chuyền đào tạo cho 4.0 mà nặng về kiến thức hàn lâm thì tôi khẳng định sẽ thất bại, không có con đường nào khác thay thế được bằng đào tạo thực hành”, ông Ngọc nhấn mạnh. Ngoài ra, ông Ngọc cho rằng vấn đề khó khăn nhất của các trường nghề hiện nay là chi phí đầu tư cho công nghệ khá cao, do đó thay vì đầu tư dàn trải các trường chỉ nên lựa chọn những nghề chất lượng cao, trọng điểm.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) khẳng định, các trường nghề cần thay đổi phương pháp đào tạo truyền thống với sự ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ. Tuy nhiên, ông Minh thừa nhận hiện nay quá trình này còn khá hạn chế khi đa số tại các trường nghề cơ sở hạ tầng còn lạc hậu và không đồng bộ, trừ một số trường được đầu tư thành trường chất lượng cao.

Hơn hết, theo ông Minh cần chuyển đổi mạnh mẽ sang mô hình chỉ đào tạo theo nhu cầu của thị trường và gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp. Nhờ sự kết hợp này, hai bên sẽ chia sẻ những nguồn lực chung như cơ sở vật chất, tài chính, nhân lực, quan trọng nhất là giúp rút ngắn khoảng cách giữa chất lượng nguồn nhân lực và yêu cầu của doanh nghiệp./.

Mai Đan