您现在的位置是:88Point > La liga

【aston villa vs burnley】26,46 tỷ USD FDI vào Việt Nam và gần 7 tỷ USD xây cao tốc Bắc

88Point2025-01-25 14:52:40【La liga】8人已围观

简介Đó là những thông tin về đầu tưđáng chú ý trong tuần qua.C& aston villa vs burnley

Đó là những thông tin về đầu tưđáng chú ý trong tuần qua.

Cân nhắc kỹ tiến trình đầu tư 3 bến tiếp theo tại cảng Chân Mây

Cục Hàng hải Việt Nam vừa có công văn gửi Bộ GTVT liên quan đến chủ trương đầu tư bến cảng số 4,ỷUSDFDIvàoViệtNamvàgầntỷUSDxâycaotốcBắaston villa vs burnley 5, 6 thuộc Khu bến Chân Mây, cảng biển Thừa Thiên Huế theo đề nghị của Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tàu hàng đầu tiên cập bến số 3 cảng Chân Mây.

Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, tại Quyết định số 2369/QĐ-BGTVT ngày 29/7/2016 của Bộ GTVT phê duyệt quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Trung Trung Bộ (Nhóm 3) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, khu bến Chân Mây được quy hoạch là khu bến cảng tổng hợp, container, kết hợp phục vụ tàu khách du lịch quốc tế; tiếp nhận tàu hàng trọng tải từ 30.000 đến 50.000 DWT, tàu container có sức chứa đến 4.000 TEU, tàu khách đến 225.000 GT; giai đoạn năm 2020, xây dựng mới 2 đến 3 cầu cảng cho tàu đến 50.000 DWT (tổng chiều dài cầu cảng 910m) năng lực thông qua khoảng 4,6 đến 5,5 triệu tấn/năm; giai đoạn 2030 bổ sung thêm 2 bến tàu hàng 50.000 DWT năng lực thông qua đạt 8 đến 9,2 triệu tấn/năm và bổ sung 1 bến tàu khách du lịch quốc tế đến 225.000 GT.

Do đó, việc nghiên cứu để triển khai đầu tư xây dựng các bến số 4, 5 với chiều dài cầu cảng mỗi bến là 270 m để tiếp nhận hàng container, tổng hợp cho tàu trọng tải đến 50.000 tấn là phù hợp với Quyết định số 2369.

Đối với việc đầu tư bến số 6 để tiếp nhận hàng container, tổng hợp như đề nghị Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, Cục Hàng hải Việt Nam đánh giá là chưa phù hợp với quy hoạch nêu trên.

Bên cạnh đó, tại Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, khu bến Chân Mây được quy hoạch cỡ tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải đến 70.000 tấn, tàu container sức chở đến 4.000TEU hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện.

Mặt khác, Bộ GTVT đang chỉ đạo nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước cảng biển và Quy hoạch chi tiết vùng đất, vùng nước cảng biển thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, do đó, quy mô, tiến trình đầu tư các bến cảng trong giai đoạn 2021-2030 phải phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với thời kỳ này.

Về thực tế đầu tư khai thác bến cảng, Cục Hàng hải Việt Nam cho biết hiện tại khu bến Chân Mây, các bến cảng số 1, 2, 3 đã được đầu tư xây dựng để tiếp nhận tàu có trọng tải đến 50.000 DWT với tổng chiều dài cầu cảng là 910m (cầu cảng số 1 chiều dài 360 m, cầu cảng số 2 chiều dài 280 m, cầu cảng số 3 chiều dài 270 m). Sản lượng hàng hóa thông qua Khu bến Chân Mây vào năm 2019 là 2,8 triệu tấn, năm 2020 là 2,5 triệu tấn và 10 tháng đầu năm 2021 là 2,6 triệu tấn.

Theo kết quả dự báo trong quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển số 3 đã được phê duyệt đến năm 2020 hàng hóa thông qua khu bến Chân Mây khoảng 4,6 đến 5 triệu tấn/năm. Theo thống kê từ năm 2016 đến nay, trung bình sản lượng hàng hóa thông qua khu bến Chân Mây chỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm bằng 50-54% so với dự báo.

“Vì vậy, tiến trình đầu tư các bến cảng xếp dỡ hàng hóa tiếp theo cần được xem xét, cân nhắc kỹ để phù hợp với thực tế tăng trưởng hàng hóa tại khu vực, đặc biệt trong điều kiện các bến số 2, 3 (với tổng chiều dài 2 bến 550 m) mới được đưa vào khai thác từ tháng 7/2021”, Cục Hàng hải Việt Nam nêu quan điểm.

Vào tháng 10/2021, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã đề nghị Bộ GTVT, Cục Hàng hải Việt Nam cho ý kiến về việc đầu tư Bến cảng số 4, 5, 6 thuộc Khu bến Chân Mây, cảng biển Thừa Thiên Huế.

Cụ thể, đơn vị này xin đầu tư xây dựng 3 bến cập tàu cho tàu tổnghợp/container trọng tải đến 50.000 DWT, trong đó mỗi bến cảng có 1 cầu cảng với chiều dài mỗi cầu cảng là 270 m (tổng cộng 3 cầu cảng với tổng chiều dài 810 m); thời gian đầu tư xây dựng là trong giai đoạn năm 2022-2026.

Bộ Giao thông Vận tải phản hồi về đề xuất đầu tư sớm tuyến cao tốc Gò Dầu - Xa Mát

Bộ GTVT vừa có công văn phản hồi về việc giao UBND tỉnh Tây Ninh làm cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Gò Dầu - Xa Mát (giai đoạn 1, thực hiện đoạn từ Gò Dầu đến thành phố Tây Ninh trong giai đoạn 2021-2030).

Bộ GTVT cho biết tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định“đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hợp lý” là một trong ba đột phá chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030.

Cửa khẩu Xa Mát - Tây Ninh.

Tại Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021, trong đó đã nêu rõ quan điểm: “Huy động mọi nguồn lực để đầu tư pháttriển hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ, đặc biệt là đường bộ cao tốc; đẩy mạnh hình thức PPP, trong đó vốn nhà nước đóng vai trò hỗ trợ, dẫn dắt để thu hút tối đa nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác; thể chế hóa các giải pháp về phân cấp, phân quyền trong việc huy động nguồn lực, tổ chức thực hiện cho các địa phương”.

Hiện nay, việc giao địa phương là cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng dự ánPPP đã được pháp luật cho phép. Trong thực tế, một số địa phương được giao quản lý, triển khai đầu tư đường bộ cao tốc đã tạo được tính chủ động, kịp thời trong giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh về giải phóng mặt bằng, nguồn cung cấp vật liệu xây dựng, công tác thu phí hoàn vốn...

Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật PPP: “Trường hợp dự án thuộc phạm vi quản lý của nhiều cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này hoặc trong trường hợp thay đổ icơ quan có thẩm quyền, các cơ quan này báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định giao một cơ quan làm cơ quan có thẩm quyền”. Ngoài ra, theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Bộ GTVT là cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ đối với đường quốc lộ,cao tốc trên cả nước. Bộ GTVT triển khai tổng thể dự án để đảm bảo phù hợp quyđịnh của pháp luật đầu tư, luật ngân sách nhà nước.

Do vậy việc đề xuất giao cho địa phương là cơ quan có thẩm quyền thực hiện Dự án đã vượt thẩm quyền của Bộ GTVT, cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Về tiến trình đầu tư dự án, Bộ GTVT cho biết, theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến đường bộ cao tốc Gò Dầu - Xa Mát có điểm đầu kết nối với đường bộ cao tốc TpHCM - Mộc Bài, điểm cuối tại cửa khẩu Xa Mát (tỉnh Tây Ninh), chiều dài dự kiến 65 km, quy mô 4 làn xe, tiến trình đầu tư sau năm 2030.

Tuy nhiên, để bảo đảm tính linh hoạt trong quá trình thực hiện, Quy hoạch đã xác định đối với các dự án quy hoạch đầu tư sau năm 2030, trường hợp các địa phương có nhu cầu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và huy động được nguồn lực, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho đầu tư sớm hơn. “Do vậy, trường hợp UBND tỉnh Tây Ninh huy động được nguồn vốn đầu tư dự án, để bảo đảm thực hiện đúng quy định của Luật PPP, UBND tỉnh Tây Ninh cần báo cáoThủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc giao cơ quan có thẩm quyền, Bộ GTVT nêu quan điểm.

Trước đó, UBND tỉnh Tây Ninh đã có công văn đề nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định giao tỉnh này làm cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Gò Dầu - Xa Mát (giai đoạn 1, thực hiện đoạn Gò Dầu đến TP. Tây Ninh trong giai đoạn 2021-2030).

Ông Nguyễn Thanh Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh cho biết, theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có tuyến cao tốc Gò Dầu - Xa Mát (CT.32), chiều dài khoảng 65 km, quy mô 4 làn xe, tiến trình đầu tư sau năm 2030.

Đây là trục giao thông chính chạy dọc từ Bắc xuống Nam của tỉnh Tây Ninh, kết nối với tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (tuyến đang được TP.HCM và tỉnh Tây Ninh phối hợp thực hiện, dự kiến hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng năm 2025).

Tuyến cao tốc Gò Dầu - Xa Mát khi hoàn thành sẽ hình thành trục giao thông kết nối Tây Ninh (các khu vực TP. Tây Ninh, thị xã Hoà Thành, Trảng Bàng và các huyện Gò Dầu, Dương Minh Châu, Tân Châu, Tân Biên) và các cửa khẩu phía Bắc của tỉnh Tây Ninh (bao gồm 2 cửa khẩu quốc tế: Xa Mát, Tân Nam, 2 cửa khẩu chính: Chàng Riệc, Kà Tum và nhiều cửa khẩu phụ) với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và hành lang kinh tế Đông - Tây phía Nam các nước tiểu vùng sông Mê Kông.

Vì vậy, lãnh đạo tỉnh Tây Ninh khẳng định, việc nghiên cứu và đầu tư sớm tuyến cao tốc Gò Dầu - Xa Mát phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh của cả nước, của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung và tỉnh Tây Ninh nói riêng trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.

Hà Tĩnh đề xuất bổ sung vốn trung hạn nâng cấp hạ tầng khu kinh tế Vũng Áng

Theo Văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải vừa ký văn bản (số 7758) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 để phát triển hạ tầng Khu kinh tế Vũng Áng.

Theo bản khái toán kinh phí đầu tư Dự án Đường từ Quốc lộ 12C đi khu liên hợp gang thép Formosa, tuyến đường này có chiều dài 3,7km với chi phí xây dựng 513,068 tỷ đồng; các chi phí khác như bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chi phí quản lý dự án, tư vấn đầu tư, chi phí khác và chi phí dự phòng là 155,758 tỷ đồng. Tổng mức đầu tư dự kiến hơn 668,826 tỷ đồng. Trong đó, tỉnh Hà Tĩnh đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ 500 tỷ đồng, khoảng 168 tỷ đồng còn lại sẽ do tỉnh Hà Tĩnh huy động để hoàn thành dự án.

Một góc cảng Sơn Dương (Hà Tĩnh)

“UBND tỉnh Hà Tĩnh cam kết sẽ hoàn thiện các thủ tục đầu tư dự án theo quy định và giải ngân hết nguồn vốn được Thủ tướng Chính phủ giao và phát huy hiệu quả đầu tư”, Chủ tịch UBND Hà Tĩnh Võ Trọng Hải cho hay.

Theo báo cáo từ Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng, hiện khu kinh tế có 146 dự án đã và đang được đầu tư, trong đó có 84 dự án trong nước với tổng mức vốn đăng ký 48.700 tỷ đồng và 57 dự án đầu tư nước ngoài với tổng mức vốn đăng ký 13,6 tỷ USD.

Các dự án lớn đã hoàn thành và đi và hoạt động tại khu kinh tế Vũng Áng như khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh, nhà máy nhiệt điện Vũng Áng I, tổng kho xăng dầu, khí hóa lỏng Vũng Áng, hệ thống cảng biển…

Bên cạnh đó, tại khu kinh tế Vũng Áng cũng đnag sở hữu những đại dự án đang chuẩn bị khởi động và thi công xây dựng như nhà máy nhiệt điện Vũng Áng II công suất 1.200MW có tổng mức đầu tư gần 2,5 tỷ USD; dự án nhà máy sản xuất Cell Pin của Tập đoàn Vingroup với tổng mức đầu tư 8.800 tỷ đồng; dự án tổ hợp công nghiệp ô tô VinFast.

“Khu kinh tế Vũng Áng cũng đang tiến hành đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp, tổ hợp điện khí Vũng Áng III, hạ tầng đô thi, du lịch dịch vụ... Trong điều kiện nguồn cân đối ngân sách địa phương còn khó khăn, UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị Bộ Kế hoạch & Đầu tư xem xét, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bổ sung vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương cho tỉnh trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để thực hiện đầu tư xây dựng dự án Đường từ quốc lộ 12C đi Khu liên hợp gang thép Formosa”, văn bản nêu rõ.

Khu kinh tế Vũng Áng là một trong 8 khu kinh tế trọng điểm ven biển quốc gia được tập trung đầu tư phát triển với thế mạnh về công nghiệp thép và cơ khí, năng lượng, cảng biển nước sâu và dịch vụ logistics.

Với lợi thế nằm trên hành lang các tuyến hàng hải quốc tế, trục hành lang kinh tế Đông - Tây trong tiểu vùng sông Mekong (GMS), với hạt nhân là Khu liên hiệp gang thép và cum cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương, các dự án điện...

Quảng Trị: Quyết tâm khởi công dự án Trung tâm điện khí LNG trong tháng 12 tới

Thông tin trên được Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng cho biết, sau buổi làm việc với đại diện chủ đầu tư dự án sáng nay, ngày 22/11 tại Quảng Trị.

Theo ông Hà Sỹ Đồng, Dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng giai đoạn 1 hoạt động theo mô hình chuỗi khép kín, quy mô dự án lớn, gồm nhiều hạng mục công trình khác nhau nên tiến độ hoàn thành các công việc đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng dự án sẽ mất ít nhất khoảng 24 tháng.

Trung tâm Điện khí LNG Hải Lăng Quảng Trị sẽ được triển khai tại khu kinh tế Đông Nam tỉnh này (Ảnh phối cảnh)

Đây là dự án năng lượng trọng điểm của Quảng Trị, nằm trong mục tiêu đưa tỉnh trở thành trung tâm năng lượng khu vực miền Trung vào năm 2030. Do đó, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng đề nghị nhà đầu tư cùng với tỉnh khắc phục những khó khăn để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện trên cơ sở đáp ứng các điều kiện, quy định của pháp luật.

Phó chủ tịch tỉnh Quảng Trị cũng cho hay, một số công việc như lập báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường, thẩm duyệt về phương án phòng cháy chữa cháy cho thiết kế cơ sở phải xin ý kiến thẩm định của các bộ, ngành liên quan cũng cần tiến hành theo trình tự và thời gian dài.

Hiện các nhà đầu tư đề xuất 2 phương án sắp tới để khởi động dự án, gồm: Lễ trao giấy chứng nhận đầu tư và động thổ dự án; và Lễ khởi công dự án giai đoạn 1 - phần hạ tầng kỹ thuật.

UBND tỉnh Quảng Trị thống nhất chọn phương án thứ 2 – là khởi công dự án giai đoạn 1 – phần hạ tầng kỹ thuật sẽ được tiến hành trong tháng 12 tới.

“UBND tỉnh đã giao Ban Quản lý Khu kinh tế làm cơ quan đầu mối, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan tháo gỡ những vướng mắc, đốc thúc tiến độ thực hiện các phần việc liên quan và hỗ trợ tối đa nhà đầu tư tổ chức lễ khởi công dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng giai đoạn 1 - Phần Hạ tầng kỹ thuật trong tháng 12/2021”, ông Hà Sỹ Đồng cho hay.

Trước đó, ngày 7/10/2021, UBND tỉnh Quảng Trị đã trao Quyết định chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án LNG Hải Lăng giai đoạn I (vốn đầu tư gần 54.000 tỷ đồng) cho Tổ hợp các nhà đầu tư, bao gồm: Tập đoàn T&T, Công ty cổ phần Năng lượng Hanwha (Hanwha), Tổng công ty Điện lực Nam Hàn Quốc (KOSPO) và Tổng công ty Khí Hàn Quốc (KOGAS).

Dự án LNG Hải Lăng (giai đoạn I) thuộc địa phận 2 xã Hải An và Hải Ba (huyện Hải Lăng), nằm trong khu phức hợp năng lượng tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị. Với quy mô hơn 120 ha, Dự án sẽ xây dựng Trung tâm Kho cảng LNG Hải Lăng - giai đoạn I tiếp nhận tàu chở LNG từ 170.000 đến 226.000 m3, công suất tiếp nhận 1,5 triệu tấn LNG/năm và Trung tâm Điện lực Hải Lăng - giai đoạn I, có công suất phát điện 1.500 MW.

Tổng vốn đầu tư giai đoạn I dự án lên tới gần 54.000 tỷ đồng (hơn 2,3 tỷ USD).

Cụ thể, Tập đoàn T&T góp vốn đầu tư 40% và 3 doanh nghiệp HANWHA, KOSPO, KOGAS sẽ đóng góp 60% vào dự án năng lượng trọng điểm của tỉnh Quảng Trị, từng bước góp phần hiện thực hóa mục tiêu đưa Quảng Trị trở thành trung tâm năng lượng của khu vực miền Trung vào năm 2030.

VIMC thiết lập tuyến vận tải container kết nối trực tiếp Việt Nam - Malaysia - Ấn Độ

Ngày 25/11, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam - VIMC chính thức thiết lập tuyến vận tải container kết nối trực tiếp Việt Nam - Malaysia - Ấn Độ.

Với hải trình Hải Phòng - Port Klang - Calcutta - Port Klang - Cảng Container Quốc Tế SP-ITC (Tp HCM) - Hải Phòng, trong đó tiếp nhận hàng trung chuyển từ Nhava Sheva tại Port Klang, tuyến vận tải container mới của VIMC sẽ kết nối trực tiếp hai cảng biển lớn nhất Việt Nam là cảng TPHCM và cảng Hải Phòng tới các cửa ngõ lớn nhất của Ấn Độ.

Tuyến vận tải container kết nối trực tiếp Việt Nam - Malaysia - Ấn Độ có thời gian vận chuyển cạnh tranh do rút ngắn thời gian vận chuyển so với tuyến trung chuyển qua cảng Port Kelang được hơn 10 ngày so với trước đây.

Một tàu chở container của VOSCO - đơn vị thành viên của VIMC.

Trước đó, vào ngày 26/10, lần đầu tiên con tàu vận tải container của Việt Nam đã chạy khu vực Malacca qua Ấn Độ Dương để đưa hàng hóa đến Malaysia, Ấn Độ, thị trường xuất nhập hàng hóa, nguyên liệu lớn của các nhà xuất nhập khẩu Việt Nam

Do đại dịch COVID-19 bùng phát, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy khiến cho việc vận chuyển hàng hóa trở nên rất khó khăn.

Đặc biệt, khi toàn bộ hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam vận chuyển quốc tế bằng đường biển phải phụ thuộc hoàn toàn vào các hãng tàu vận tải nước ngoài. Số chuyến tàu ghé cảng Việt Nam giảm, lượng vỏ container luân chuyển về Việt Nam cũng giảm, kéo theo giá cước tăng đột biến.

Hiện nay, các container hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam đều phải được gom về một số cảng trung chuyển quốc tế trong nước và khu vực Đông Nam Á để chuyên chở trên các tàu mẹ tới các cảng tại khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ. Việt Nam chưa mở được các tuyến vận tải container kết nối trực tiếp đến các cảng ngoài khu vực Đông Nam Á.

Bên cạnh đó, cước vận chuyển đang tăng cao ở các tuyến đường dài như tuyến Châu Á - Châu Âu và Châu Á - Bắc Mỹ. Cước vận chuyển hàng hóa tại các tuyến này đã tăng khoảng 4 - 8 lần trong vòng 1 năm, tăng lên đến 20.000 USD/cont 40 feet từ mức cước 4.000 USD trước đây và phải chuyển tải tại các cảng Singapor, Hồng Kong.

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam phải tăng thêm nhiều chi phí cho hoạt động logistics, trong đó có chi phí vận tải container bằng đường biển. Thời gian giao hàng cũng bị chậm trễ, kéo dài ảnh hưởng lớn tới các đơn hàng và uy tín doanh nghiệp.

Trước sức ép này, một số nhà đầu tư nước ngoài có cơ sở sản xuất, gia công hàng hóa tại Việt Nam đứng trước quyết định dịch chuyển bớt một phần dây chuyền sản xuất tới khu vực khác do chi phí nhập khẩu nguyên liệu, xuất khẩu thành phẩm tăng cao.

Khó khăn này cũng đặt một gánh nặng chi phí rất lớn lên các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 còn có thể kéo dài.

Do đó, Việt Nam cần phải có giải pháp chủ động đối với một phần chuỗi cung ứng logistics đó là vận tải container bằng đường biển tuyến xa, chủ động trong vận tải hàng hóa, tránh bị chèn ép tăng giá cước của các hãng tàu ngoại.

Nhận thức được sứ mệnh của một doanh nghiệp nòng cốt trong ngành hàng hải Việt Nam, VIMC đã quyết tâm đưa đội tàu vận tải container chuyên dụng chạy tuyến kết nối trực tiếp với các cảng ngoài khu vực (không phải kết hợp với các tàu vận tải container của nước ngoài) để giảm tải áp lực vận chuyển hàng hóa và bình ổn nguồn cung vận tải, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước.

Trong năm 2022, VIMC sẽ tiếp tục đầu tư đội tàu container chuyên dụng, trọng tải lớn cùng trang thiết bị hiện đại; nghiên cứu và tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác nước ngoài, phát triển hoàn thiện mô hình quản trị để trở thành hãng tàu vận tải container mang thương hiệu quốc gia, vươn tầm khu vực và thế giới.

Phú Yên cơ cấu lại vốn đầu tư một dự án tại Khu kinh tế Nam Phú Yên

Điều chỉnh Dự án Tuyến nối Quốc lộ 1A đến khu xử lý rác thải, nước thải và chất thải nguy hại của Khu kinh tế Nam Phú Yên để phù hợp với tình hình triển khai thực tế.

Ông Lê Tấn Hổ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên vừa ký Quyết định phê duyệt điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn đầu tư Dự án Tuyến nối Quốc lộ 1A đến khu xử lý rác thải, nước thải và chất thải nguy hại của Khu kinh tế Nam Phú Yên.

Theo đó, Quyết định này điều chỉnh Quyết định số 1466/QĐ-UBND ngày 25/7/2017.

Một góc Khu kinh tế Nam Phú Yên. Ảnh: Hà Minh

Cụ thể, tại Quyết định số 1466/QĐ-UBND ngày 25/7/2017 của UBND tỉnh, tổng mức đầu tư dự án trên là 359.668.378.213 đồng. Nguồn vốn đầu tư nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng Khu kinh tế ven biển theo Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 19/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Tại Quyết định này, UBND tỉnh điều chỉnh tổng mức đầu tư 359.668.378.213 đồng thành nguồn vốn đầu tư là vốn ngân sách trung ương hơn 354 tỷ đồng; ngân sách tỉnh 5 tỷ đồng.

Nguyên nhân điều chỉnh là để phù hợp với tình hình triển khai thực tế.

UBND tỉnh Phú Yên giao Sở Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và pháp luật về nội dung thẩm định, trình phê duyệt. Còn chủ đầu tư chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các bước tiếp theo đúng quy định.

Đề xuất đầu tư gần 7 tỷ USD xây dựng cao tốc Bắc - Nam: Phép thử về năng lực điều hành của các địa phương

Có hai điểm đáng chú ý trong Tờ trình số 519/TTr-CP về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025 vừa được Chính phủ gửi Quốc hội.

Cụ thể, cùng với đề xuất đầu tư xây dựng 729 km cao tốc Bắc - Nam trị giá 146.990 tỷ đồng bằng vốn ngân sách, Chính phủ còn kiến nghị Quốc hội giao Chính phủ quyết định việc giao UBND các tỉnh, thành phố có Dự án đi qua tổ chức triển khai thực hiện đầu tư xây dựng, quản lý, bảo trì 12 dự án thành phần thuộc Dự án, bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.

Đề xuất đầu tiên nhận được sự đồng thuận rất cao của cả nhà đầu tư giao thông lẫn các chuyên gia kinh tế, bởi trong giai đoạn hiện nay, triển khai theo phương thức đối tác PPP tiềm ẩn rủi ro về tiến độ do rất khó huy động vốn.

Đó là chưa kể, trong bối cảnh do tác động tiêu cực của dịch Covid-19, các quốc gia trên thế giới đều đẩy mạnh đầu tư công để kích cầu, tạo việc làm cho xã hội.

Với quy mô lên tới gần 7 tỷ USD, nếu triển khai nhanh, gọn trong khoảng 4 năm, Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021- 2025 sẽ thực sự là một trong những công trình hạ tầng động lực, giúp đẩy nhanh tiến trình phục hồi kinh tế đất nước.

Trong khi đó, chủ trương giao các địa phương làm chủ đầu tư 12 dự án thành phần, với tất cả các công đoạn từ lập báo cáo nghiên cứu khả thi, giải phóng mặt bằng, lựa chọn nhà thầu, quản lý thi công… đến bàn giao, đưa vào khai thác đã tạo ra những lo lắng nhất định trong dư luận xã hội.

Gần đây, việc triển khai các dự án hạ tầng đường cao tốc - công trình có quy mô vốn đầu tư lớn, phức tạp về kỹ thuật nếu sử dụng vốn đầu tư công thường do các bộ quản lý chuyên ngành làm chủ đầu tư. Sự tham gia của địa phương (nếu có) cũng chỉ là làm chủ đầu tư tiểu dự án đền bù, giải phóng mặt bằng.

Theo tính toán sơ bộ, mỗi dự án thành phần thuộc Dự án Xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 đều có tổng mức đầu tư trên 10.000 tỷ đồng, có dự án đi qua 2 tỉnh, nên đòi hỏi yêu cầu rất cao về năng lực quản lý, sự chuyên nghiệp trong điều hành dự án. Trong khi đó, năng lực của các tỉnh có tuyến cao tốc đi qua là không tương đồng, thậm chí nhiều địa phương chưa từng làm chủ đầu tư các dự án có quy mô vài ngàn tỷ đồng, nên có thể ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ công trình, cũng như sự vận hành đồng bộ của công trình.

Song ở chiều ngược lại, việc giao các địa phương làm chủ đầu tư sẽ giúp tăng cường tính chủ động, kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng. Việc thực hiện phân cấp còn tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong quy hoạch và phát triển không gian đô thị, các khu kinh tế, khu công nghiệp hai bên đường cao tốc, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư. Bên cạnh đó, việc giao dự án do địa phương quản lý cũng là để cụ thể hóa chủ trương lớn của Đảng, Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với chịu trách nhiệm và gắn với kiểm tra, giám sát.

Kinh nghiệm từ việc triển khai thành công các dự án đường cao tốc tại một số tỉnh, thành phố cho thấy, không nhất thiết phải chờ đến khi vai trò quản lý của các địa phương hoàn hảo rồi mới thực hiện phân cấp, phân quyền nếu như các tỉnh, thành phố nhận được sự đồng hành hỗ trợ và giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý chuyên ngành.

Với chính quyền các tỉnh, thành phố có tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông đi qua, khi nhận vai trò chủ đầu tư các dự án thành phần, cũng phải nhận thức đầy đủ những khó khăn, thách thức về việc đảm bảo cho công trình triển khai đúng tiến độ, chất lượng, đúng trình tự, quy định của pháp luật; tuyệt đối không để xảy ra tham nhũng, lãng phí… Trách nhiệm là rất lớn nếu để dự án bê trễ, xuất hiện những sai phạm, thất thoát.

Chính vì vậy, ngay từ lúc này, các địa phương phải nhanh chóng bổ sung nhân lực điều hành dự án chất lượng cao, chuyên nghiệp, nghiên cứu xây dựng mô hình điều hành dự án cho phù hợp.

Nếu được Quốc hội chấp thuận phê duyệt Dự án với các nội dung như Chính phủ đề xuất, thì các địa phương cần phải thực hiện thật tốt các bước chuẩn bị đầu tư, đặc biệt là bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi thật chuẩn chỉ, đúng tiến độ và có chất lượng. Đây cũng chính là phép thử quan trọng cho năng lực điều hành của địa phương khi được phân cấp, phân quyền trước khi bắt tay triển khai một trong những dự án hạ tầng động lực, có quy mô vốn rất lớn của đất nước trong 5 - 10 năm tới.

Bắc Giang có thêm khu công nghiệp rộng 105 ha

Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tân Hưng có tổng vốn đầu tư 1.185 tỷ đồng, do Lideco 1 làm chủ đầu tư.

Ngày 24/11/2021, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký Quyết định 1971/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Tân Hưng, tỉnh Bắc Giang.

Nhà đầu tư là Công ty cổ phần Lideco 1. Dự án có quy mô 105,3 ha tại xã Tân Hưng và xã Xuân Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Vốn đầu tư dự án là 1.185 tỷ đồng.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo kết quả thẩm định chủ trương đầu tư dự án và thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước trong việc theo dõi, chỉ đạo các khu công nghiệp hoạt động đúng quy định.

UBND tỉnh Bắc Giang kiểm tra, xác định nhà đầu tư đáp ứng điều kiện được Nhà nước cho thuê đất; bảo đảm điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đất đai; cần có kế hoạch bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả đất trồng lúa khác để bù lại phần đất trồng lúa bị chuyển đổi.

UBND tỉnh Bắc Giang phối hợp với nhà đầu tư triển khai phương án đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định; thực hiện các giải pháp liên quan đến đời sống cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, trong đó có phương án xây dựng nhà ở, công trình xã hội, văn hóa, thể thao cho người lao động; hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề cho người dân bị thu hồi đất; thực hiện thu hồi đất phù hợp với tiến độ thực hiện dự án và thu hút đầu tư để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến người dân bị thu hồi đất.

Công ty cổ phần Lideco 1 đảm bảo góp đủ vốn chủ sở hữu theo đúng tiến độ cam kết và tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai; lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định. Nhà đầu tư chỉ được thực hiện dự án sau khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.

Thép Hòa Phát Dung Quất đề xuất kế hoạch đầu tư lớn tại KKT Dung Quất

Công ty cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất (Hòa Phát Dung Quất) đã đề xuất một kế hoạch đầu tư lớn tại KKT Dung Quất (Quảng Ngãi) với loạt nhà máy sau thép lên tỉnh Quảng Ngãi.

Điều này, cũng đồng nghĩa với việc Quảng Ngãi nếu muốn nhận được các Dự án này, phải chuyển đổi hàng ngàn ha đất theo mục đích đề xuất đầu tư của nhà đầu tư.

Theo đó, Hòa Phát Dung Quất kiến nghị loạt các khu vực có diện tích lớn, bao gồm khoảng 300 ha ở phía nam Khu liên hợp 1 và 2 qua đường Trì Bình - Dung Quất, thuộc xã Bình Đông để đầu tư dự án Nhà máy sản xuất hợp kim sắt; Bổ sung diện tích khoảng 79 ha để mở rộng dự án Nhà máy Hòa Phát Dung Quất 2; Đề xuất bổ sung quy hoạch 796 ha thuộc địa phận xã Bình Thuận để đầu tư dự án Hòa Phát Dung Quất 3; Bổ sung 361 ha về phía tây của khu công nghiệp để mở rộng quy hoạch Khu công nghiệp Hòa Phát. Ngoài ra, Hòa Phát Dung Quất cũng đề nghị bổ sung 128 ha tại xã Bình Dương để đầu tư Khu dân cư đô thị hỗn hợp phục vụ tái định cư cho các dự án. 

Việc Hòa Phát Dung Quất đầu tư loạt dự án với quy mô hàng hàng ha đất như vậy đã tác động không nhỏ đến quy hoạch chung KKT Dung Quất mà lâu nay tỉnh Quảng Ngãi đang theo đuổi. Chính vì vậy, theo ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi thực hiện kế hoạch đầu tư của Hòa Phát Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi sẽ thực hiện điều chỉnh KKT Dung Quất.

“Đây là cơ hội để tỉnh Quảng Ngãi nói chung, Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN tỉnh nói riêng khắc phục những bất cập, hạn chế, tồn tại đã xảy ra thời gian qua, điều chỉnh đồ án quy hoạch chung KKT Dung Quất theo hướng phát triển bền vững, lâu dài, mang lại lợi ích cho tỉnh”. 

Tuy nhiên, một bài học đắt giá đã và đang được Quảng Ngãi rút ra sau quá trình phát triển của KKT Dung Quất là vấn đề tái định cư cho người dân và giải quyết an sinh sau tái định cư. Vì vậy, ngay từ đầu, ông Minh đã lưu ý: “Trong quá trình quy hoạch cần đặc biệt quan tâm đến đời sống của người dân; yêu cầu phát triển các lĩnh vực công nghiệp, đô thị, dịch vụ, du lịch cần phải làm một cách bài bản, khoa học, không để xen lẫn nhiều quy hoạch với nhau”.

Trước đề xuất của Hòa Phát Dung Quất, ông Đặng Văn Minh cho biết, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi thống nhất chuyển đổi toàn bộ 600 ha đất thuộc quy hoạch Khu đô thị Dốc Sỏi và Khu đô thị-Công nghiệp Dung Quất (trừ giai đoạn 1A) và 175 ha tại điểm kết nối đường Trì Bình - Dung Quất, đường cao tốc sang đất đô thị, thương mại, dịch vụ. 

Tại khu vực Đông Bắc của Khu kinh tế Dung Quất, đối với vị trí 300 ha theo đề xuất của Hòa Phát Dung Quất, tỉnh thống nhất chuyển sang quy hoạch đất công nghiệp. Đối với vị trí 79 ha, đề nghị Hòa Phát Dung Quất làm việc, trao đổi với các doanh nghiệp khác để thương lượng, thỏa thuận và chuyển đổi vị trí, để việc đầu tư được đồng bộ. Phần đất 361 ha giao Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN tỉnh làm việc lại với Bộ Quốc phòng trong thời gian tới.

Qua đó, ông Đặng Văn Minh cũng lưu ý Hòa Phát Dung Quất là đối với khu 796 ha, tỉnh Quảng Ngãi thống nhất đưa vào quỹ đất dự trữ phát triển; phần diện tích 128 ha tại xã Bình Dương, đề nghị Hòa Phát Dung Quất nên cân nhắc trước khi đầu tư.

Quảng Nam: Thêm một dự án xin chấm dứt hoạt động vì khó khăn giải phóng mặt bằng

Công ty TNHH Phước Minh quyết định chấm dứt hoạt động Dự án do gặp khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng nên không thể triển khai thực hiện dự án.

Ông Trần Văn Tân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vừa ký Quyết định chấm dứt hiệu lực và thu hồi Quyết định chủ trương đầu tư số 2387/QĐ-UBND ngày 5/7/2016 của UBND tỉnh đối với Dự án Khu du lịch Phước Minh tại khối Hà My Đông B, phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn của Công ty TNHH Phước Minh.

Nhiều dự án "da beo", thiếu kết nối về hạ tầng tại Khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

Lý do là Công ty TNHH Phước Minh quyết định chấm dứt hoạt động dự án do gặp khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng nên không thể triển khai thực hiện dự án.

Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo việc chấm dứt hiệu lực, thu hồi Quyết định chủ trương đầu tư số 2387/QĐ-UBND ngày 5/7/2016 của UBND tỉnh và lưu giữ bản gốc theo quy định.

Các Sở, ngành liên quan và UBND thị xã Điện Bàn rà soát, thu hồi, chấm dứt hiệu lực các văn bản đã ban hành theo thẩm quyền hoặc tham mưu UBND tỉnh thu hồi, hủy các văn bản liên quan đã cấp đối với dự án; đồng thời, giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan theo quy định (nếu có).

Công ty TNHH Phước Minh chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đối với Nhà nước và hoàn thành các thủ tục thanh lý dự án đầu tư theo quy định.

Cách đây hơn 1 tuần, ông Nguyễn Hồng Quang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cũng ký Quyết định chấm dứt hoạt động đầu tư dự án Khu đô thị Vạn Phúc City tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc và thu hồi, hủy bỏ Quyết định số 2375 (ngày 30/6/2017) của UBND tỉnh về việc giao chủ đầu tư, Công văn số 3634 (2/7/2020) của UBND tỉnh về việc chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Đầu tư xây dựng Khu đô thị Vạn Phúc City tại Đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc.

Lý do là ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên tình hình tài chính của chủ đầu tư giảm sút, không đủ để tiến hành thực hiện Dự án theo cam kết với cơ quan Nhà nước, nên Công ty TNHH bất động sản Thiên Vương tự nguyện chấm dứt hoạt động dự án.

UBND thị xã Điện Bàn chịu trách nhiệm công bố công khai việc chấm dứt hoạt động đầu tư của dự án cho các tổ chức, cá nhân liên quan biết. Đồng thời, phối hợp với Công ty TNHH Bất động sảnThiên Vương giải quyết các phát sinh (nếu có) theo thẩm quyền, đúng quy định; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo, giải quyết.

UBND thị xã Điện Bàn chịu trách nhiệm kiểm tra, rà soát lại khu vực dự án để đề xuất UBND tỉnh thực hiện các hồ sơ, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án hoặc đầu tư khu dân cư phục vụ bố trí tái định cư các dự án đầu tư trên địa bàn hoặc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng xã hội, các khu chức năng phục vụ chung cho Khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc.

Công ty TNHH Bất động sản Thiên Vương chịu trách nhiệm giải quyết các khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo, vướng mắc, phát sinh liên quan sau khi chấm dứt hoạt động đầu tư của dự án (nếu có) theo đúng nội dung Bản cam kết ngày 14/10/2021.

Cũng tại Khu đô thị mới Điện Nam - Điện Ngọc, mới đây, ông Nguyễn Hồng Quang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký quyết định thu hồi 4 dự án khu đô thị gồm Bách Đạt 3, Bách Đạt 4, Bách Đạt 5, Bách Đạt 6 do Công ty cổ phần Bách Đạt An làm chủ đầu tư.

Nam Định: Khởi công đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Mỹ Thuận hơn 1.600 tỷ đồng

Ngày 25/11, UBND tỉnh Nam Định tổ chức Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Mỹ Thuận quy mô 158,4 ha, tổng vốn đầu tư 1.621 tỷ đồng.

Đây là Dự án xây dựng hạ tầng KCN thứ 5 của tỉnh Nam Định được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư tại Quyết định số 282 ngày 26/2/2021, UBND tỉnh Nam Định quyết định thành lập tại Quyết định số 495 ngày 5/3/2021.

Các đại biểu ấn nút động thổ khởi công Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Mỹ Thuận

KCN Mỹ Thuận có vốn đầu tư 1.621 tỷ đồng, quy mô 158,4 ha nằm trên địa bàn các xã Mỹ Thuận, Mỹ Thịnh (Mỹ Lộc) và xã Hiển Khánh (Vụ Bản), do Công ty cổ phần xây dựng hạ tầng Đại Phong làm chủ đầu tư.

Nằm ở cửa ngõ phía bắc của tỉnh Nam Định, KCN Mỹ Thuận có hệ thống giao thông thuận lợi, liền kề Quốc lộ 21 và 21B, kết nối thuận tiện với Quốc lộ 10 giao thương với các thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng.... Được định hướng là KCN đa ngành sử dụng công nghệ cao hiện đại phù hợp quy chuẩn quốc tế, thân thiện với môi trường, Mỹ Thuận dự kiến thu hút các loại hình công nghiệp cơ khí, điện, điện tử, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng và một số ngành khác.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Phạm Đình Nghị khẳng định: Dự án KCN Mỹ Thuận sẽ tạo động lực phát triển vùng công nghiệp TP. Nam Định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn tới. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của dự án, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh và sự đồng thuận trong giải phóng mặt bằng của người dân vùng dự án, các sở, ban ngành, UBND các huyện Mỹ Lộc, Vụ Bản và chủ đầu tư đã tích cực hoàn thành các điều kiện cần thiết để khởi công dự án đúng kế hoạch.

Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu chủ đầu tư tập trung huy động các nguồn lực triển khai thi công xây dựng các công trình hạ tầng trong KCN đảm bảo đồng bộ, hiện đại, đúng với quy hoạch và thiết kế phê duyệt; phấn đấu sớm hoàn thành dự án thu hút các nhà đầu tư trong năm 2022; phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành liên quan xây dựng chương trình thu hút đầu tư, ưu tiên các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước, có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. Trong quá trình thực hiện dự án cũng như khai thác, hoạt động sau này, yêu cầu chủ đầu tư, các đơn vị liên quan chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, nhất là các quy định, quy chuẩn về bảo vệ môi trường, đầu tư xây dựng, lao động, phòng chống cháy nổ...

Huyện Mỹ Lộc tiếp tục phối hợp với các sở, ngành liên quan và nhà đầu tư tập trung hoàn thành giải phóng mặt bằng phần diện tích còn lại để bàn giao cho nhà đầu tư trong năm 2021. Ban Quản lý các KCN, các sở, ngành liên quan thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án và xúc tiến đầu tư; tham mưu cho UBND tỉnh kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhà đầu tư xây dựng và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tại buổi lễ cũng đã diễn ra ký kết hợp tác giữa Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nam Định, hợp tác đầu tư giữa Công ty cổ phần xây dựng hạ tầng Đại Phong cùng các đối tác.

Phú Yên phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu 2 dự án

Ngoài phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu2 dự án, tỉnh Phú Yên yêu cầu việc triển khai thực hiện dự án phải đảm bảo điều kiện về nguồn vốn.

UBND tỉnh vừa ban hành các quyết định về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu (đợt 2) Dự án Công trình Cấp nước xã Suối Trai và xã EaChaRang, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên và kế hoạch lựa chọn nhà thầu (bước 2 - đợt 1) dự án Tuyến đường tránh lũ, cứu hộ, cứu nạn nối các huyện, thành phố: Tây Hòa, Phú Hòa, thành phố Tuy Hòa và Tuy An (giai đoạn 2).

Đối với kế hoạch lựa chọn nhà thầu (đợt 2) dự án Công trình Cấp nước xã Suối Trai và xã EaChaRang, huyện Sơn Hòa, UBND tỉnh yêu cầu chủ đầu tư rút kinh nghiệm trong việc phê duyệt chỉ định thầu các công việc lập, giám sát khảo sát, thẩm tra hồ sơ thiết kế BVTC - dự toán các hạng mục điều chỉnh, bổ sung dự án khi chưa có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được cấp thẩm quyền phê duyệt; chịu trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt và quản lý chi phí đầu tư xây dựng đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành; tổ chức triển khai thực hiện dự án đảm bảo điều kiện về nguồn vốn, tránh để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản.

Đối với kế hoạch lựa chọn nhà thầu (bước 2 - đợt 1) dự án Tuyến đường tránh lũ, cứu hộ, cứu nạn nối các huyện, thành phố: Tây Hòa, Phú Hòa, thành phố Tuy Hòa và Tuy An (giai đoạn 2); UBND tỉnh yêu cầu Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng tỉnh chịu trách nhiệm về nội dung trình thẩm định, phê duyệt; tổ chức triển khai thực hiện dự án đảm bảo điều kiện về nguồn vốn, tránh để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản; đồng thời, tổ chức lựa chọn nhà thầu và triển khai các bước tiếp theo theo đúng quy định.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và pháp luật về kết quả thẩm định và nội dung kiến nghị.

Ký kết các thỏa thuận tỷ USD tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư Việt - Nhật

Sau gần 2 năm gián đoạn vì đại dịch Covid-19, Hội nghị Xúc tiến đầu tư Việt Nam - Nhật Bản đã được tổ chức, nhân chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Với chủ đề “Việt Nam - Nhật Bản nâng tầm quan hệ, hợp tác cùng phát triển”, Hội nghị Xúc tiến đầu tư Việt Nam - Nhật Bản đã được tổ chức sáng 25/11 (theo giờ địa phương) tại Nhật Bản.

Hội nghị do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tổ chức. Như vậy, sau gần 2 năm gián đoạn vì Covid-19, Hội nghị đã được tổ chức trở lại.

Hội nghị Xúc tiến đầu tư Việt Nam - Nhật Bản được tổ chức sau một thời gian bị gián đoạn vì Covid-19. Ảnh: VGP

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản, đã tham dự Hội nghị.

Tại Hội nghị, Thủ tướng và các thành viên trong đoàn đã chứng kiến lễ trao đổi 44 văn kiện hợp tác giữa các cơ quan, doanh nghiệp hai nước, trong đó các thỏa thuận hợp tác kinh tế với tổng trị giá nhiều tỷ USD.

Đáng chú ý, có thỏa thuận hợp tác đầu tư nhà máy điện Lạng Sơn; trị giá 1,75 tỷ USD; thỏa thuận phát triển Dự án chăn nuôi, chế biến, phân phối bò thịt tại Vĩnh Phúc, trị giá 500 triệu USD; thỏa thuận hợp tác phát triển Khu kinh tế Đình Vũ (Hải Phòng) trị giá 250 triệu USD…

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phân tích, làm rõ hơn về những cơ hội hợp tác mới to lớn và đầy triển vọng đang được mở ra cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước.

Theo Thủ tướng, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản chưa bao giờ tốt như hiện nay. Chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng đã đưa quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản lên tầm cao mới. Đây là yếu tố thuận lợi cho các hoạt động hợp tác kinh tế, giao lưu giữa doanh nghiệp hai nước.

Sự ổn định chính trị, phẩm chất và chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng được Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh.

Chia sẻ với các nhà đầu tư việc Việt Nam đang tích cực triển khai 3 đột phá chiến lược, bao gồm hoàn thiện thể chế, phát triển hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực, Thủ tướng cam kết tạo mọi thuận lợi để các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Nhật Bản, tiếp tục đầu tư mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động tại thị trường Việt Nam.

Phát biểu tại Hội nghị, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng đã khẳng định niềm tin vào môi trường đầu tư, kinh doanh, tiềm năng phát triển của kinh tế Việt Nam.

Thông tin cho biết, trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã tiếp nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Nhật Bản. Nhiều tập đoàn đã bày tỏ mối quan tâm, cũng như các cam kết đầu tư vào Việt Nam.

Chẳng hạn, Tập đoàn Shionogi mong muốn đầu tư một cơ sở nghiên cứu, sản xuất vaccine và thuốc điều trị bệnh tại Việt Nam. Đây sẽ là cơ sở đầu tiên của Tập đoàn tại khu vực Đông Nam Á.

Trong khi đó, Tập đoàn Hitachi đề xuất Chính phủ Việt Nam kế hoạch mở rộng đầu tư các dự án trong lĩnh vực môi trường, y tế, đặc biệt là lĩnh vực đường sắt tại Việt Nam.

Tiếp Tập đoàn Sumitomo, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh chủ trương đầu tư phát triển các khu đô thị mà lãnh đạo Tập đoàn Sumitomo đề xuất, song đề nghị Tập đoàn cần nghiên cứu gắn phát triển đô thị với sản xuất - kinh doanh để tạo công ăn, việc làm…

Thủ tướng cũng hoan nghênh Tập đoàn Sumitomo đầu tư vào các lĩnh vực liên quan đến việc làm, y tế, giáo dục, kinh tế xanh, chống biến đổi khí hậu; khuyến khích hợp tác công - tư để huy động nguồn lực của cả nhà nước và tư nhân vào đầu tư phát triển…

Sau khi tham dự Hội nghị Xúc tiến đầu tư, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã có cuộc làm việc với 3 đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản thuộc Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN).

Phát biểu tại cuộc làm việc, các vị đồng Chủ tịch đã nhận định Việt Nam có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là một trong những lý do mà nhiều doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm đầu tư vào Việt Nam.

Kế hoạch tới đây, KEIDANREN và Ủy ban Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản sẽ tích cực tham gia thúc đẩy các hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

Yêu cầu khởi công Dự án sân bay Điện Biên trong tháng 1/2022

Dự án đầu tư mở rộng cảng hàng không Điện Biên có tổng mức đầu tư 1.547 tỷ đồng, trong đó sử dụng vốn chủ sở hữu 100% của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV.

Bộ BTVT vừa có công văn số 12432/BGTVT – CQLXD gửi Cục Hàng không Việt Nam, ACV và Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam yêu cầu tập trung, khẩn trương triển khai Dự án đầu tư xây dựng mở rộng cảng hàng không Điện Biên.

Sân bay Điện Biên sẽ được đầu tư đồng bộ để đón các tàu bay lớn.

Tại công văn này, Bộ GTVT yêu cầu ACV sớm báo cáo với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thông qua và phê duyệt Dự án trước ngày 30/11/2021 làm cơ sở triển khai các công việc tiếp theo đảm bảo tiến độ.

Trên cơ sở quyết định phê duyệt, ACV báo cáo đề xuất Cục Hàng không Việt Nam thời gian đóng cửa Cảng hàng không Điện Biên; khẩn trương khởi công công trình trong tháng 1/2022 và hoàn thành dự án trước tháng 10/2023 theo như ACV đã báo cáo. Bộ GTVT cũng yêu cầu ACV xây dựng lại tiến độ thực hiện, báo cáo Bộ GTVT và UBND tỉnh Điện Biên để phốihợp, kiểm tra, đôn đốc.

Bộ GTVT giao Cục Hàng không Việt Nam thẩm định, phê duyệt Hồ sơ bản vẽ tổng mặt bằng 1/500 trước ngày 30/11/2021; khẩn trương làm việc với UBND tỉnh Điện Biên để thống nhất thời gian đóng cửa Cảng hàng không Điện Biên đảm bảo phù hợp, đáp ứng tiến độ hoàn thành dự án.

Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam được giao tập trung triển khai công tác chuẩn bị đầu tư và triển khai các hạng mục công trình đảm bảo hoạt động bay theo kế hoạch đã lập (Đài Kiểm soát không lưu phê duyệt dự án trong tháng 1/2022, khởi công tháng 9/2022 và hoàn thàn htháng 12/2023; hệ thống quan trắc khí tượng AWOS và Đài dẫn đường DVOR/DME hoàn thành tháng 8/2023; xây dựng cơ sở dữ liệu địa hình và chướng ngại vật điện tử eTOD hoàn thành tháng 12/2022; xây dựng phương thức bay hoàn thành quý II/2023).

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định chấp thuận Dự án đầu tư xây dựng mở rộng sân bay Điện Biên (tỉnh Điện Biên) do nhà đầu tư là ACV) thực hiện.

Mục tiêu của Dự án xây dựng mở rộng sân bay Điện Biên công suất 500.000 hành khách/năm, bảo đảm khai thác máy bay Airbus A320, A321 và tương đương; tạo động lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đồng thời bảo đảm an ninh, quốc phòng của tỉnh Điện Biên nói riêng và cả vùng Tây Bắc nói chung.

Dự án thực hiện xây dựng đường băng, đường lăn, sân đỗ đáp ứng khai thác máy bay A320, A321 và tương đương; cải tạo nhà ga hiện hữu đáp ứng công suất 500.000 hành khách/năm; cùng các công trình hạ tầng kỹ thuật được xây dựng đồng bộ.

Vốn đầu tư thực hiện 1.547 tỷ đồng, trong đó sử dụng vốn chủ sở hữu 100% của ACV. Tiến độ thực hiện dự án mở rộng sân bay Điện Biên 34 tháng kể từ khi chấp thuận chủ trương đầu tư. Thời hạn hoạt động 50 năm.

Đầu tư 6.264 tỷ đồng xây đường nối Hà Giang với cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ

UBND tỉnh Hà Giang vừa có công văn số 4645/UBND - KTTH gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư về việc đầu tư đường kết nối liên vùng Tuyên Quang - Hà Giang với đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ.

Theo đó, UBND tỉnh Hà Giang đề nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án xây dựng tuyến đường kết nối liên vùng Tuyên Quang – Hà Giang với đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ theo hình thức đầu tư công.

Một đoạn Quốc lộ 2 qua Hà Giang thường xuyên bị sụt trượt do mưa lũ.

Dự án xây dựng tuyến đường kết nối liên vùng Tuyên Quang - Hà Giang với đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ có điểm đầu tại nút giao đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ với Quốc lộ 2D thuộc xã Như Khê, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang; điểm cuối tại xã Tân Quang, huyện Tân Quang, tỉnh Hà Giang.

Tuyến có chiều dài 118 km, trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Tuyên Quang dài 80 km, qua địa phận tỉnh Hà Giang dài 38 km, được đề xuất xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, có tính toán đảm bảo các yếu tố kỹ thuật theo tiêu chuẩn đường cao tốc, gồm 2 làn xe, chiều rộng nền đường 12 m, chiều rộng mặt đường 11 m.

Trên tuyến đường thuộc Dự án xây dựng tuyến đường kết nối liên vùng Tuyên Quang - Hà Giang với đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ dự kiến xây dựng 3 cầu lớn vượt sông Lô là Hàm Yên (dài khoảng 450 m; Vĩnh Tuy dài 350 m và Tân Quang dài 290 m. Tính toán sơ bộ cho thấy, Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 6.264 tỷ đồng, bao gồm chi phí xây dựng 4.848 tỷ đồng, chi phí bồi thường, GPMB là 1.416 tỷ đồng.

Nếu phân bố kinh phí đầu tư Dự án theo địa giới hành chính thì phần kinh phí đoạn tuyến qua địa bàn tỉnh Hà Giang là 2.017 tỷ đồng, tỉnh Tuyên Quang là 4.247 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết, do đây là tuyến đường rất khó kêu gọi đầu tư theo phương thức PPP, nên tỉnh kiến nghị đầu tư Dự án theo hình thức đầu tư công với cơ cấu kinh phí đầu tư xây dựng dự án hỗ trợ từ ngân sách Trung ương theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 (khoảng 4.000 tỷ đồng); ngân sách địa phương của 2 tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang sẽ bố trí để thực hiện các nhiệm vụ về GPMB.

Tại Tờ trình số 4645, UBND tỉnh Hà Giang đề nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư báo cáo Thủ tướng xem xét bổ sung Dự án xây dựng tuyến đường kết nối liên vùng Tuyên Quang – Hà Giang với đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ vào danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và bổ sung vốn ngân sách Trung ương trị giá 4.000 tỷ đồng cho 2 tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang triển khai công trình.

Nếu được phê duyệt, Dự án xây dựng tuyến đường kết nối liên vùng Tuyên Quang - Hà Giang với đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ sẽ hoàn tất công tác chuẩn bị đầu tư trong quý III/2022; tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu trong quý IV/2022; thi công hoàn thành công trình trước năm 2025.

Hiện nay, từ Thủ đô Hà Nội cũng như các tỉnh trên cả nước đến Hà Giang chủ yếu đi theo Quốc lộ 2, có chiều dài khoảng 300 km. Tuyến đường này có quy mô nhỏ hẹp, mãn tải từ lâu nên hành trình từ Hà Nội lên Hà Giang phải mất khoảng từ 6 - 7h.

Vào năm 2019, tỉnh Tuyên Quang - địa phương giáp ranh với tỉnh Hà Giang đã được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Dự án này đã được khởi công xây dựng vào đầu năm 2021.

Trong khi đó, tuyến cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang kết nối đến cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy dài 165 km đã được đưa vào Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

FDI vào Việt Nam tiếp tục đà tăng, đạt 26,46 tỷ USD trong 11 tháng

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa cho biết, tính đến ngày 20/11/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt 26,46 tỷ USD, tăng nhẹ 0,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Như vậy, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục đà tăng, dù tốc độ tăng không cao.

Tuy nhiên, tính chung là vậy, còn nếu tính riêng, có thể thấy, vốn đăng ký mới và đặc biệt là vốn tăng thêm tiếp tục duy trì mức tăng ấn tượng so với cùng kỳ.

Cụ thể, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, 11 tháng qua, có 1.577 Dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt gần 14,1 tỷ USD, tăng 3,76% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cùng với đó, có 877 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 8 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng tích cực trong bối cảnh dòng vốn đầu tư toàn cầu vẫn đang sụt giảm.

Ngược lại, góp vốn, mua cổ phần chỉ đạt gần 4,4 tỷ USD, giảm 33% so với cùng kỳ. Chính mức giảm mạnh của phần vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần đã kéo tổng vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam trong 11 tháng qua chỉ còn tăng 0,1%. Phần góp vốn, mua cổ phần giảm mạnh phần lớn là do thị trường M&A toàn cầu bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, trái ngược với xu hướng tăng của vốn đăng ký, vốn đầu tư giải ngân tiếp tục giảm. 11 tháng, vốn đầu tư nước ngoài giải ngân ước đạt 17,1 tỷ USD, giảm 4,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 mà vốn giải ngân đã giảm như vậy. Song theo Cục Đầu tư nước ngoài, đại dịch đang dần được kiểm soát; Chính phủ và các cơ quan chức năng đã kịp thời vào cuộc, ban hành nhiều giải pháp, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; các doanh nghiệp cũng đang dần khôi phục hoạt động sản xuất - kinh doanh. Điều này sẽ hỗ trợ cho giải ngân vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian tới.

Ở góc độ khác, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, trong 11 tháng qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân.

Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 14 tỷ USD, chiếm 53% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành sản xuất, phân phối điện mặc dù thu hút được số lượng dự án mới, điều chỉnh cũng như góp vốn, mua cổ phần không nhiều, song với quy mô dự án lớn nên đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư trên 5,7 tỷ USD, chiếm 21,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Tiếp theo, lần lượt là các ngành kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là 2,41 tỷ USD và 1,27 tỷ USD. Còn lại là các ngành khác.

Xét về đối tác, đã có 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 11 tháng năm 2021.

Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 7,6 tỷ USD, chiếm 28,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 5,9% so với cùng kỳ 2020; Hàn Quốc đứng thứ hai với 4,36 tỷ USD, chiếm 16,5% tổng vốn đầu tư, tăng 17,6% so với cùng kỳ. Nhật Bản đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,7 tỷ USD[1], chiếm gần 14% tổng vốn đầu tư, tăng 54% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan,…

很赞哦!(8)