【bxh cúp c2】Thị xã Long Mỹ: Môn quần vợt “lên đời”

Thời gian gần đây,ịxLongMỹMnquầnvợtlnđờbxh cúp c2 phong trào quần vợt trên địa bàn thị xã Long Mỹ đã có bước phát triển vượt bậc. Đây là kết quả từ việc đầu tư của ngành chức năng và ý thức vượt khó của những người đam mê.

Phong trào môn quần vợt trên địa bàn thị xã ngày càng phát triển.

Khoảng 5 giờ chiều, khi cái nắng của những tháng mùa khô còn khá gay gắt, nhưng vẫn có gần chục người đến 2 sân quần vợt ở khu vực Bình Thạnh B, phường Bình Thạnh để thi đấu. Việc chơi quần vợt tại đây có thể kéo dài tới 9 giờ tối nếu thời tiết tốt. Tuy mỗi người có hoàn cảnh, nghề nghiệp và cuộc sống khác nhau, nhưng khi tham gia tập luyện quần vợt, thì khoảng cách giữa họ dường như không còn. Dù kỹ thuật đánh bóng của họ chưa thật chuẩn, nhưng ai cũng rất hài lòng với những gì mình thể hiện.

Năm nay đã 54 tuổi, nhưng ông Kim Thanh Vưng, ở ấp Long Hòa 2, xã Long Phú, vẫn đều đặn chạy xe gắn máy khoảng 14km mỗi ngày để đến chơi ở 2 sân quần vợt trên. Chưa hết, ông còn được mọi người giao nhiệm vụ trông coi sân, còn vợ ông thì bán nước uống cho người chơi, tính ra hai vợ chồng cũng kiếm được kha khá tiền để trang trải cuộc sống gia đình. Ông chia sẻ: “Lớn tuổi rồi, đâu thể chơi bóng đá, bóng chuyền được, nên tôi chọn chơi môn quần vợt, vì nó hợp với mình. Sau mỗi buổi tập, tôi thấy trong người khỏe hẳn ra, ăn uống được. Giống như tôi, nhiều anh em khác cũng thích chơi quần vợt”.

Từng chơi quần vợt từ hàng chục năm nay, nên ông Dương Văn Khiêm, Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ thể thao, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thị xã Long Mỹ hiểu khá rõ về sự phát triển môn quần vợt ở địa phương mình. Ông kể lại: “Trước đây, ở huyện Long Mỹ cũ (nay là huyện Long Mỹ và thị xã Long Mỹ) chỉ có 1 sân quần vợt. Khi ấy số lượng người chơi rất ít ỏi. Nhưng cách đây 2 năm, 2 sân quần vợt mới đã được xây dựng, nâng số lượng sân trên địa bàn huyện lên con số 3, nhờ vậy mà phong trào mới khởi sắc hơn hẳn. Khi chia tách địa giới hành chính để thành lập thị xã Long Mỹ thì cả 3 sân đó đều thuộc thị xã, nên tạo điều kiện thuận lợi cho môn quần vợt ở địa phương phát triển”.

Để phong trào quần vợt phát triển theo chiều sâu thì câu lạc bộ (CLB) quần vợt của thị xã đã được thành lập với 48 thành viên bao gồm nhiều thành phần như: cán bộ, công chức, viên chức, chủ các doanh nghiệp tư nhân và người dân. Hàng tháng, mỗi thành viên sẽ đóng góp 200.000 đồng để làm quỹ hoạt động của CLB. Đặc biệt là CLB từng tạo điều kiện cho thành viên của mình được thi đấu giao hữu với các địa phương lân cận như: thành phố Vị Thanh, huyện Vị Thủy, thậm chí họ còn thường xuyên giao lưu thi đấu với huyện Đầm Dơi (tỉnh Cà Mau), thị xã Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) hay tỉnh Đồng Tháp. Ông Dương Văn Khiêm, cho biết thêm: “Anh em trong CLB rất đoàn kết trong mọi hoạt động. Người này chơi giỏi thì dạy cho người kia, cứ thế mà anh em trong CLB ngày càng tiến bộ về chuyên môn”.

Hàng năm, thị xã Long Mỹ luôn duy trì tổ chức các giải quần vợt vào dịp mừng Đảng, mừng xuân, ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4), Quốc khánh (2-9). Ngoài sự tham gia của các thành viên, Ban chủ nhiệm CLB quần vợt của thị xã còn mời một số CLB khác ở trong và ngoài tỉnh thi đấu. Không đặt nặng chuyện thắng thua, các giải đấu luôn diễn ra hào hứng, trên tinh thần giao lưu, học hỏi là chính.

Dù phong trào đang phát triển lớn mạnh, nhưng số lượng sân bãi chưa thể đáp ứng hết nhu cầu của người chơi. Qua ghi nhận tại 2 sân quần vợt ở khu vực Bình Thạnh B, phường Bình Thạnh thì luôn có vài chục người đến đây thể hiện niềm đam mê vào mỗi buổi chiều. Cho nên, không ít người phải chờ đợi khá lâu mới tới lượt mình thi đấu. Vì vậy, mọi người ở đây mong muốn sẽ thêm những sân quần vợt được đầu tư xây dựng trên địa bàn thị xã thời gian tới.

Bài, ảnh: TRƯỜNG SƠN