【kết quả bóng đá cúp c1 đêm qua】Tập huấn, tuyên truyền bồi dưỡng kiến thức pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan
VHO - Sáng 25.10 tại TP Hải Phòng,ậphuấntuyêntruyềnbồidưỡngkiếnthứcphápluậtvềquyềntácgiảquyềnliêkết quả bóng đá cúp c1 đêm qua Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL) đã tổ chức Hội nghị tập huấn, tuyên truyền bồi dưỡng kiến thức pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ VHTTDL và các đơn vị liên quan; đại diện các Sở VHTTDL, Sở VHTT, Sở Du lịch khu vực phía Bắc; đại diện một số đài PT-TH địa phương; đại diện một số cơ quan, đơn vị tại Hải Phòng; đại diện một số hội, hiệp hội, các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan và các cơ quan truyền thông báo chí đưa tin.
Thông qua Hội nghị, các cán bộ quản lý, thực thi quyền tác giả, quyền liên quan được tiếp nhận các quy định pháp luật mới về quyền tác giả, quyền liên quan; trao đổi, thảo luận góp ý cho việc tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý trong lĩnh vực này.
Đây cũng là cơ hội để các địa phương chia sẻ kinh nghiệm trong việc quản lý, thực thi về quyền tác giả, quyền liên quan; góp phần đưa pháp luật Sở hữu trí tuệ đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
Đồng thời, thông qua Hội nghị nhằm tìm ra các giải pháp thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, bảo hộ thành quả sáng tạo và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa theo tinh thần của Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 8.9.2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của Việt Nam và Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29.8.2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam; hướng tới mục tiêu xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh, đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL) Trần Hoàng nhấn mạnh, tham gia quá trình hội nhập quốc tế, đến nay, Việt Nam đã là thành viên của 8 Điều ước quốc tế đa phương về quyền tác giả, quyền liên quan.
Việt Nam đã ký kết 3 Hiệp định song phương với Hoa Kỳ và Thụy Sỹ về bản quyền và sở hữu trí tuệ. Cùng với đó, đàm phán, ký kết 6 Hiệp định kinh tế, thương mại tự do giữa Việt Nam với các đối tác, trong đó có cam kết về quyền tác giả, quyền liên quan. Việt Nam đã tham gia đàm phán, ký kết 5 Hiệp định kinh tế, thương mại tự do khu vực ASEAN với đối tác.
Cũng theo ông Trần Hoàng, hành lang pháp lý của Việt Nam về quyền tác giả, quyền liên quan ngày càng được hoàn thiện.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội thông qua năm 2022. Nghị định số 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan được Chính phủ ban hành năm 2023. Thông tư số 08/2023/TT-BVHTTDL quy định các mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan được Bộ VHTTDL ban hành năm 2023.
Đối với dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan (nhằm thay thế Nghị định số 131/2013/NĐ-CP) đã được Bộ VHTTDL trình Chính phủ, thực hiện các công việc lấy ý kiến của các Bộ liên quan theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, đến nay, Bộ VHTTDL đã nhận được ý kiến của 24 Thành viên Chính phủ.
24/24 ý kiến biểu quyết thông qua toàn văn dự thảo Nghị định; 5/24 thành viên Chính phủ có ý kiến tham gia thêm. Bộ VHTTDL đã tổ chức nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Nghị định theo ý kiến của các thành viên Chính phủ và gửi ý kiến tiếp thu giải trình tới 5 thành viên Chính phủ đã có ý kiến tham gia thêm để xin ý kiến.
Về nội dung xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 21/2015/NĐ-CP quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, Cục Bản quyền tác giả đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết từ các đại biểu tại Hội thảo về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo - vai trò của bảo hộ bản quyền trong phát triển một số lĩnh vực công nghiệp văn hóa được tổ chức vào hôm qua 24.10.
Ông Trần Hoàng nêu rõ, Hội nghị lần này được tổ chức nhằm hướng tới mục tiêu để Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành, các cam kết quốc tế thực sự đi vào cuộc sống; tuyên truyền, phổ biến pháp luật và chính sách đến các nhóm đối tượng là các cơ quan quản lý, thực thi, các chủ thể quyền, các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan.
Đồng thời, nâng cao vai trò và đẩy mạnh công tác bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, đặc biệt là việc thực thi xử lý vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan bằng biện pháp hành chính trong giai đoạn hiện nay; trên cơ sở đó tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư cũng như thúc đẩy, khuyến khích các hoạt động sáng tạo; đề xuất các nhiệm vụ và giải pháp phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
Tại Hội nghị, các đại biểu đã tiếp nhận các nội dung về tổng quan về hệ thống pháp luật – quản lý – thực thi quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam; nhiệm vụ và giải pháp phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; quản lý khai thác quyền tác giả, quyền liên quan; hoạt động đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan; thực thi, xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan; giám định quyền tác giả, quyền liên quan và trao đổi kinh nghiệm,
Thảo luận, đề xuất các sáng kiến mới nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý, thực thi pháp luật quyền tác giả, quyền liên quan tại địa phương và các nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp văn hóa trong giai đoạn mới.