Hoạt động chất vấn của Quốc hội ở Kỳ họp thứ sáu đã đi được 4/5 chặng đường và khép lại vào trưa nay (8/11) sau phần đăng đàn của Thủ tướng Chính phủ.
Chưa phải toàn bộ,ốchộiđãgiaophảihoànthàbảng xếp hạng vô địch quốc gia úc song phần lớn trong hơn 70 vấn đề còn hạn chế, những nhiệm vụ chưa thực hiện, thực hiện chưa đầy đủ, hoặc chưa có sự chuyển biến theo yêu cầu tại nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn, theo tổng hợp của Tổng thư ký Quốc hội, đã được đại biểu dùng cả quyền chất vấn và tranh luận để “truy” trách nhiệm.
Tất nhiên, có những vấn đề chưa thể “truy đến cùng”, chưa có câu trả lời thỏa đáng, nhưng như Chủ tịch Quốc hội khẳng định, cử tri và nhân dân có quyền được biết về tình hình, tiến độ thực hiện những nhiệm vụ Quốc hội đã giao. Và thúc đẩy tiến độ những nhiệm vụ đó, có trách nhiệm rất lớn của các vị đại diện cho dân ở cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, là Quốc hội.
Vì thế, các tấm biển tranh luận đã liên tục được sử dụng.
Đấy là khi người đứng đầu Ngân hàngNhà nước trả lời rằng, chưa thể bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng, như yêu cầu của nghị quyết tại Kỳ họp thứ ba của Quốc hội, cho “đến thời điểm thuận lợi”, song không rõ là thời điểm nào. Nhất là thời điểm đó lại phụ thuộc điều kiện nằm ngoài tầm với của Thống đốc, là “khi các phân khúc khác của thị trường tài chính như trái phiếu doanh nghiệpcó thể đáp ứng được nhu cầu trung, dài hạn của doanh nghiệp”.
Câu trả lời này, đương nhiên khiến đại biểu chưa thể yên tâm. Bởi thị trường trái phiếu doanh nghiệp vừa trải qua những “mưa giông, bão giật”, biết bao giờ mới đáp ứng được nhu cầu trung, dài hạn của doanh nghiệp, như mong muốn của Thống đốc.
Trong khi đó, ngay từ Kỳ họp thứ ba, khi Quốc hội chọn cơ chế cấp hạn mức tín dụng hàng năm cho các ngân hàng thương mại để chất vấn Thống đốc, nhiều chuyên gia và đại biểu Quốc hội đã cho rằng, quản lý “hạn mức tín dụng” hiện vẫn là một công cụ trọng yếu và quyền lực của Ngân hàng Nhà nước. Mà công cụ hành chính này là một tình thế lựa chọn miễn cưỡng, chứa đựng mặt tiêu cực là hình thành “cơ chế xin - cho” với quy trình thủ tục rườm rà, mập mờ, tạo nhiều kẽ hở để bị lợi dụng. Bởi thế, không phải vô cớ mà sau phiên chất vấn đó, Quốc hội yêu cầu hạn chế, tiến tới bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng.
Nhiệm vụ Quốc hội đã giao cần phải hoàn thành. Với tinh thần đó, sau trả lời không rõ lộ trình của Thống đốc, đại biểu dùng quyền tranh luận, tiếp tục “truy” rằng, lúc nào bỏ được room tín dụng? Việc duy trì room tín dụng có tạo cơ chế xin - cho và nảy sinh tiêu cực khác hay không?
Câu trả lời của Thống đốc sau đó vẫn là chưa rõ thời gian nào sẽ hoàn thành nhiệm vụ Quốc hội giao. Nhưng, thời gian không cho phép các vị đại biểu Quốc hội tiếp tục tranh luận.
Trong hai ngày chất vấn, việc xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cũng chỉ là một trong rất nhiều nhiệm vụ Quốc hội giao, nhưng chưa hoặc chậm được thực hiện, được đưa ra nghị trường. Còn rất nhiều câu hỏi khác chưa có câu trả lời thuyết phục. Như tại sao, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng với nhà xã hội đến nay chỉ giải ngân khoảng 100 tỷ đồng dù người dân thiếu nhà ở. Hay, hiện có 4 ngân hàng thương mại cổ phần bị kiểm soát đặc biệt, liệu tới đây có hay không một SCB nữa? Rồi để khắc phục tình trạng dự ántreo gây ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của người dân, Bộ trưởng Bộ Xây dựng có giải pháp gì?...
Đặc biệt, không chỉ “thúc” tiến độ, mà cả người điều hành, người hỏi và trả lời chất vấn đều không ngần ngại tranh luận nhiều lần để vấn đề liên quan đến việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên chi cho các khoản có tính chất đầu tư, có đáp án khả thi hơn.
Quá trình tranh luận nối dài từ sáng đến chiều ngày chất vấn đầu tiên đó có cả sự sốt ruột cao độ của đại biểu, sự gay gắt pha cả chút “dỗi giằn” của tư lệnh ngành tài chính, sự kiên nhẫn của người điều hành chất vấn… Nhưng, tất cả cũng nhằm mục tiêu rõ địa chỉ trách nhiệm và tìm ra được giải pháp để gỡ rối. Bởi, nhiệm vụ mà Quốc hội đã giao, phải hoàn thành. Mà để hoàn thành, thì có những nhiệm vụ cần sự đồng hành sâu sắc hơn của các vị đại biểu Quốc hội, cần cả sự giám sát của cử trỉ, qua các phiên chất vấn được phát thanh, truyền hình trực tiếp như hai ngày qua.