【ket qua hang nhat viet nam】Đầu tư BT: Cơ chế cũ với nhiều lỗ hổng

dau tu bt co che cu voi nhieu lo hong

TheĐầutưBTCơchếcũvớinhiềulỗhổket qua hang nhat viet namo PGS.TS Lê Huy Trọng, Kiểm toán trưởng, KTNN chuyên ngành V, dự án Bảo tàng Hà Nội là một trong những biểu tượng cho sự... lãng phí nguồn lực của nhà nước Ảnh: Internet.

Dễ bị biến tướng

Phát biểu tại hội thảo, ông Hồ Đức Phớc, Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết, so với dự án BOT (xây dựng – vận hành – chuyển giao) thì dự án BT (xây dựng – chuyển giao) hiện ít vấp phải phản ứng từ dư luận hơn do người dân không phải bỏ tiền túi một cách trực tiếp để thanh toán cho dự án BT và cũng ít thông tin hơn về các dự án này.

Khi Chính phủ Việt Nam đưa ra nhiều quyết định kiểm soát chặt chẽ các dự án BOT, nhiều nhà đầu tư đã thể hiện ý định không đề xuất các dự án BOT mà chuyển sang đề xuất các dự án BT. Nhưng hình thức BT cũng rất dễ bị bóp méo, biến tướng do thiếu công khai minh bạch vì lợi ích nhóm, vì những khoản sinh lời vô cùng lớn từ cơ hội sở hữu những mảnh đất đắc địa hoặc những diện tích rộng lớn của địa phương.

Khởi nguồn cho những bất cập tại nhiều dự án BT đã thực hiện là do việc không xây dựng và công bố kế hoạch dự án hoặc có nhưng chậm và công tác lựa chọn nhà đầu tư không cạnh tranh, hầu hết chỉ định thầu. Hệ quả là không phát huy tốt nhất được nguồn lực xã hội, nhiều nhà đầu tư tại thời điểm được thẩm định, đánh giá và lựa chọn để thực hiện dự án có năng lực tài chính hạn chế, không đảm bảo năng lực và thiếu kinh nghiệm quản lý. Nhà đầu tư yếu kém không đảm bảo tiến độ, kéo dài thời gian thực hiện, phải gia hạn hợp đồng, làm phát sinh tăng chi phí đầu tư và không hoàn thành đúng tiến độ để đảm bảo phục vụ các mục tiêu cấp bách, kịp thời như chủ trương đề ra ban đầu.

Mặt khác, cơ chế, chính sách của Nhà nước trong việc thực hiện hình thức đầu tư BT cũng còn có những bất cập cần được xem xét để có thể hoàn thiện cơ chế đầu tư từ việc lập dự án, lựa chọn nhà thầu, giám sát thực hiện quyết toán công trình đến cơ chế thu hút nhà đầu tư thông qua cơ chế tài chính phương án tài chính…

Theo TS. Phạm Quang Tú, Chuyên gia của Tổ chức Oxfam Việt Nam, với dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở do Gamuda Land thực hiện theo hình thức BT. Kiểm toán nhà nước đã vào cuộc và đã phát hiện nhiều sai phạm, đó là chất lượng nhà máy yếu kém, cam kết hợp đồng gây thất thoát ngân sách nhà nước. Vừa qua, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra 15 dự án BT trên địa bàn Hà Nội thì chỉ có tới 14 dự án là chỉ định thầu, nhiều nhà đầu tư yếu kém và cả 15 dự án BT này đều có sai phạm ở mức độ khác nhau.

“BT đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng, do cơ chế xin – cho, thiếu minh bạch”, ông Tú nhấn mạnh.

Không giảm gánh nặng cho ngân sách

Nói rõ hơn về những bất cập trong cơ chế đầu tư BT hiện nay, ông Hồ Đức Phớc cho rằng, bất cập của BT là do công tác lựa chọn nhà đầu tư không cạnh tranh, hầu hết chỉ định thầu. Hệ quả là không phát huy tốt nhất được nguồn lực xã hội. Nhiều nhà đầu tư tại thời điểm được thẩm định, đánh giá và lựa chọn để thực hiện dự án có năng lực tài chính hạn chế, không đảm bảo năng lực và thiếu kinh nghiệm quản lý.

Nhà đầu tư yếu kém không đảm bảo tiến độ, kéo dài thời gian thực hiện, phải gia hạn hợp đồng, làm phát sinh tăng chi phí đầu tư và không hoàn thành đúng tiến độ để đảm bảo phục vụ các mục tiêu cấp bách, kịp thời như chủ trương đề ra ban đầu.

Còn theo ông Đoàn Huy Vinh - Phó Kiểm toán trưởng Kiểm toán Nhà nước Chuyên ngành I cho biết, với hình thức BT, nhà đầu tư làm dự án rồi chuyển giao cho Nhà nước, có thể được thanh toán bằng quỹ đất, bằng tiền. Trường hợp thanh toán bằng tiền thì thông thường trên cơ sở dự kiến tổng mức đầu tư, nhà đầu tư bỏ ra khoản tiền tối thiểu là 15%, còn lại là vốn vay - khoảng 85%, lãi vay và phí phát sinh được đưa vào hợp đồng BT. Nếu sử dụng vốn vay nhà đầu tư vẫn được thanh toán chi phí có liên quan, vậy xét về bản chất thì đây là việc Nhà nước đi vay tiền. Nếu vay từ ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước thì về bản chất là dùng tiền nhà nước để làm dự án, như vậy không giúp giảm gánh nặng cho ngân sách.

“Kết quả huy động vốn thực hiện các dự án BT không đạt mục tiêu đa dạng các nguồn vốn, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư; xác định phương án tài chính thiếu chính xác, trong quá trình xây dựng phương án tài chính, tỷ suất lợi nhuận của nhà đầu tư được ấn định theo tỷ lệ % trên phần vốn chủ sở hữu, trong khi tham số quan trọng này chưa được đề cập chính thức trong bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào”, ông Vinh cho biết.

Vì vậy, để khắc phục những tồn tại bất cập đang diễn ra, các ý kiến tại hội thảo cho rằng cần chấn chỉnh công tác lập, thẩm định phê duyệt tổng mức đầu tư, dự toán các hạng mục thuộc dự án, hạn chế việc sử dụng định mức đơn giá không phù hợp. Tăng cường kiểm toán đối với các dự án BT, đồng thời cần kiểm toán các dự án BT ngay từ khâu lập chủ trương đầu tư cho đến công bố danh mục dự án, lựa chọn nhà đầu tư, ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng và hoàn thành quyết toán và kết thúc việc thanh toán bao gồm toàn bộ phương án tài chính từ ngân sách hay trái phiếu chính phủ và thông qua trao đổi quyền sử dụng đất…