Quốc hội Anh ngày 12/3 tiếp tục nói “không” với dự thảo thỏa thuận Brexit |
Động thái trên một lần nữa đẩy nước Anh vào một ngã rẽ mới với một lộ trình bất định,ộtrìnhbấtđịkqbd u20 châu á hoặc rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) mà không có thỏa thuận, hoặc lùi ngày rút khỏi EU sau hạn chót 29/3, hoặc bầu cử trước hạn hay thậm chí là tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý lại về Brexit.
Các nghị sĩ phản đối thỏa thuận Brexit sửa đổi của Thủ tướng May cho rằng thỏa thuận lần này vẫn để cho EU có tiếng nói quá nhiều đối với các điều luật của Anh, trong khi những người dân Anh tại cuộc trưng cầu dân ý năm 2016 đã bỏ phiếu rời EU vì không chấp nhận điều này. Một số nghị sĩ Bảo thủ thuộc nhóm "chống đến cùng" thỏa thuận của Thủ tướng May thậm chí còn tuyên bố họ sẽ bỏ phiếu ủng hộ việc giữ "Brexit không thỏa thuận" như một lựa chọn đặt trên bàn đàm phán, với lập luận rằng nếu bỏ phương án này thì mọi đòn bẩy sức mạnh tại các cuộc đàm phán trong tương lai sẽ rơi vào tay EU. Nghị sĩ Công đảng, Thị trưởng London Sadiq Khan, tuyên bố Thủ tướng May cần đặt thành phố London và nước Anh lên trên hết, và rút lại điều khoản 50 Hiệp ước Lisbon, đồng thời kêu gọi hãy để người dân Anh có tiếng nói cuối cùng về vấn đề này.
Trên thực tế những ý kiến phản đối này không phải là không có nguyên do. Dù tỷ lệ thất bại lần này với số phiếu chống nhiều hơn phiếu thuận là 149 phiếu, ít hơn so với số phiếu chênh lệch trong cuộc bỏ phiếu lần trước là 230 phiếu, cho thấy những nỗ lực kiên định của Thủ tướng May đã được ghi nhận ở một chừng mực nhất định. Tuy nhiên, mức chênh lệch phiếu lần này vẫn còn rất lớn, khiến giới phân tích chính trị Anh cho rằng khó có thể xảy ra kịch bản tiếp tục có những nỗ lực lần thứ 3, thứ 4 thuyết phục các nghị sĩ đang chống Thủ tướng May hiện nay quay sang ủng hộ thỏa thuận Brexit của bà. Phải thừa nhận một thực tế rằng khó có khả năng Thủ tướng May sẽ đạt được điều gì thông qua bỏ phiếu tại Quốc hội. Điều đó dẫn đến việc cần nghĩ lại khung toàn cảnh cho thỏa thuận này, có thể hướng tới một Brexit mềm mỏng hơn, như giữ nước Anh trong liên minh hải quan vĩnh viễn với EU, và có thể bổ sung thêm kế hoạch nhằm duy trì mối liên kết gần gũi với thị trường đơn lẻ của EU. Nói như ông Graham Brady, một nghị sĩ có tầm ảnh hưởng trong đảng Bảo thủ cầm quyền thì hai kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất là Anh rời EU mà không có thỏa thuận hoặc trì hoãn Brexit "vô thời hạn".
Thoả thuận Brexit lại bị bác bỏ: Nước Anh muốn đi về đâu? Hạ viện Anh đã lần thứ 2 bác bỏ thoả thuận Brexit mà chính phủ Anh đã đạt được với Liên minh châu Âu vào ... |
Hoãn Brexit: Lịch trình nào cho nước Anh và EU? Khả năng chính phủ Anh và Liên minh châu Âu (EU) trì hoãn tiến trình đưa nước Anh rời EU (còn gọi là Brexit) sau ... |
Anh sẽ đơn giản hóa thủ tục hải quan trong trường hợp Brexit không có thỏa thuận (HQ Online) - Chính phủ Anh cho biết, hiện cơ quan này đang lên kế hoạch sẽ đơn giản hóa thủ tục hải quan trong ... |
Hạ viện Anh bác kiến nghị của bà May về Brexit: Tín hiệu báo nguy Thủ tướng Anh Theresa May tiếp tục nhận thêm một thất bại cay đắng khi kiến nghị của chính phủ nước này kêu gọi ủng ... |
Không chỉ vậy, kết quả thất bại nặng nề vừa qua tại Hạ viện cùng sự phản đối mạnh mẽ đối với kịch bản Brexit không thỏa thuận có thể sẽ thúc đẩy yêu cầu tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý lần 2. Chính lãnh đạo Công đảng đối lập Jeremy Corbyn đã đề nghị Thủ tướng May nên kêu gọi tiến hành cuộc trưng cầu ý dân mới. Trong khi đó, phải kể đến thực tế là ngày càng nhiều số nghị sĩ Bảo thủ đề xuất Thủ tướng May nên từ chức, với hy vọng người kế nhiệm bà May sẽ cứng rắn, mạnh mẽ hơn nữa trong các cuộc đàm phán quan trọng quyết định vị thế thực sự của nước Anh trên bản đồ kinh tế và chính trị tại châu Âu cũng như trên thế giới khi Anh không còn là thành viên EU.
Việc Thủ tướng May không vượt qua được cuộc "thử lửa" lần thứ 2 tại Quốc hội, đang đẩy tiến trình Brexit rơi vào bế tắc, nước Anh tiếp tục bị cuốn vào vòng xoáy khủng hoảng chính trị mới cùng những chia rẽ nội bộ ngày càng trở nên sâu sắc và trầm trọng hơn. Hiện vẫn chưa rõ các nghị sĩ Anh có chấp nhận một cuộc chia tay "không thỏa thuận" kéo theo nhiều " hỗn độn và thiệt hại kinh tế nặng nề" cho cả hai bên vào ngày 29/3 tới hay không, hay chọn phương án lùi ngày Anh rời EU hay không, và trì hoãn trong bao lâu, cũng như vấn đề "lưới an toàn chốt chặn" (backstop) sẽ được xử lý ra sao. Rõ ràng, nước Anh đang đứng trước tình cảnh chẳng biết khi nào mới có thể tìm thấy "ánh sáng cuối đường hầm".