Ngày 24/10,Đềnghịthuthuếmôitrườngtheohàmlượngchấtgâyônhiễti le keo bong da tv Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Đây là dự án luật có phạm vi điều chỉnh rất rộng với nhiều nội dung rất được quan tâm.
Mặc dù đã được thảo luận tại Kỳ họp thứ 9 và tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách đầu tháng 9 vừa qua, nhưng đến nay dự thảo Luật vẫn còn nhiều vấn lớn chưa được thống nhất như về phân loại dự án đầu tư có tác động đến môi trường, đối tượng phải đánh giá sơ bộ tác động môi trường, thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), giấy phép môi trường…
Băn khoăn thẩm quyền đánh giá báo cáo tác động môi trường
Tại phiên họp, có đến 57 đại biểu Quốc hội đã đăng ký phát biểu ý kiến cho thấy đây là dự thảo Luật rất được quan tâm.
Góp ý về thẩm quyền thẩm định báo cáo tác động môi trường, đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) cho rằng, đây là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang chứng kiến những hậu quả do thiên tai của khu vực miền Trung. Những sự cố về môi trường có nhiều nguyên nhân nhưng trong đó chắc chắn có những nguyên nhân do khâu đánh giá tác động môi trường của một số dự án chưa được thấu đáo, đại biểu nhận định.
Theo đại biểu, nếu thẩm quyền thẩm định đánh giá tác động môi trường như phương án Chính phủ trình, tức là giao cho bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh thì có thuận lợi trong thủ tục hành chính liên thông. Tuy nhiên, hạn chế là nó sẽ không bảo đảm tính khách quan.
Do đó, đại biểu ủng hộ phương án 2, giao cho UBND cấp tỉnh phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Cách làm này sẽ thuận lợi cho việc đánh giá, thẩm định bởi UBND cấp tỉnh sẽ nắm rõ mức độ tác động của dự án đến môi trường tại địa phương và bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong việc xác định trách nhiệm quản lý, bảo đảm tính khách quan, thể hiện rõ trách nhiệm của UBND các địa phương.
Về giấy phép môi trường, vấn đề cũng đang có 2 phương án được bàn luận, đại biểu Mai Hoa đồng tình với phương án 1 là chỉ dùng một loại giấy phép môi trường, trong đó bao gồm cả nội dung cấp phép xả nước thải vào công trình thủy lợi. Theo đại biểu, việc xác định 1 loại giấy phép môi trường thể hiện đúng thẩm quyền là giao cho một cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, đồng thời đơn giản hóa thủ tục hành chính qua hình thức tích hợp giấy phép và rút ngắn thời gian, thủ tục cấp giấy phép, giảm bớt phiền hà cho doanh nghiệp.
Đây cũng là quan điểm được nhiều đại biểu đồng tình. Theo các đại biểu Phạm Như Hiệp (Thừa Thiên Huế), Lê Công Nhường (Bình Định), việc giao UBND cấp tỉnh chủ trì thẩm định, phối hợp với bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đảm bảo sự phân cấp, phân quyền, tạo chủ động, linh hoạt cho các địa phương. Đồng thời, việc thống nhất chỉ dùng một loại giấy phép môi trường sẽ đảm bảo đơn giản hoá các thủ tục hành chính, giảm bớt thời gian, chi phí cho doanh nghiệp và người dân.
Tuy nhiên, đại biểu Phạm Thị Thu Trang (Quảng Ngãi) có quan điểm khác khi đề nghị quy định bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì, phối hợp với UBND cấp tỉnh tổ chức thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của mình. Đại biểu lý giải, trong điều kiện hiện nay, điều kiện về vật chất, năng lực đánh giá, thẩm định tác động môi trường của đa số địa phương còn nhiều hạn chế. Các dự án thuộc chủ trương cấp bộ có quy mô lớn, địa phương khó thẩm định đạt chất lượng. Quy định thẩm quyền bộ, ngành tổ chức thẩm định để bảo đảm về thiết bị, nhân lực và có điều kiện là mời chuyên gia các nơi tham gia Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đạt kết quả chất lượng.
Có thể lùi thời gian thông qua Luật sang kỳ họp sau
Liên quan đến vấn đề tài chính, đại biểu K`Nhiễu (Lâm Đồng) cho rằng, việc áp dụng thu thuế môi trường là nhằm khuyến khích người gây ô nhiễm môi trường giảm lượng chất thải ra môi trường và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc đưa chi phí môi trường vào trong giá thành sản phẩm. Thuế môi trường làm tăng chi phí đối với những sản phẩm, chủ thể gây ra ô nhiễm, buộc doanh nghiệp phải tìm kiếm phương thức khác. Vì vậy, đề nghị bổ sung vào điều này nội dung theo hướng quy định thu thuế bảo vệ môi trường theo nguyên tắc người gây ô nhiễm thì phải trả tiền.
Cùng góp ý về thuế môi trường, đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) cho biết, tại dự thảo Luật quy định việc ban hành, tổ chức thực hiện các quy định về thuế bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế. Tuy nhiên Luật Thuế bảo vệ môi trường chỉ tính thuế đầu vào của đơn vị nguyên, nhiên, vật liệu có khả năng gây ô nhiễm mà chưa tính đến hàm lượng chất gây ô nhiễm có trong nguyên liệu cao hay thấp, ví dụ 1 tấn than đá sạch khác với một tấn than đá bẩn. Để thúc đẩy doanh nghiệp thay đổi công nghệ sử dụng nguyên liệu ít gây ô nhiễm môi trường, đại biểu đề nghị Luật cần quy định về việc đánh thuế hàm lượng chất gây ô nhiễm của nguồn nguyên liệu đầu vào.
Theo chương trình dự kiến, dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) sẽ được thông qua tại kỳ họp này. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho biết, trường hợp còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ và chưa đảm bảo được tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ báo cáo Quốc hội cho phép tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thêm một bước, trình Quốc hội tại kỳ họp sau./.
Hoàng Yến