【bxh league 2】Nên tự chế biến bữa ăn cho chính mình
TS.BS Vũ Thị Bắc Hà
Một bữa ăn hàng ngày cần đảm bảo đủ và cân đối 4 nhóm chất dinh dưỡng gồm: Nhóm chất giàu đạm như,êntựchếbiếnbữaănchochínhmìbxh league 2 thịt, cá, trứng, sữa, đậu khuôn, hạt đậu…; nhóm giàu chất béo như dầu ăn từ các loại thực vật có ở trong đậu, mè, hạt cải, ô liu, dầu từ động vật như dầu cá và mỡ; nhóm giàu cacbonhidrat (giàu tinh bột, chất đường) như, lương thực, ngũ cốc; nhóm giàu vitamin và chất khoáng như rau củ quả và các loại trái cây. Đối với trẻ em cần chú ý đến sữa, quan trọng là sữa mẹ và các loại sữa phù hợp với lứa tuổi. Riêng vào mùa hè, nắng nóng cần phải lưu ý đến việc uống nước, không chỉ là nước uống hàng ngày mà nước còn có trong thực phẩm như canh và các loại trái cây.
Nếu thiếu một trong bốn nhóm chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bốn nhóm chất dinh dưỡng này không chỉ phải đủ mà cần phải cân đối. Tùy theo đối tượng, lứa tuổi mà các nhóm chất dinh dưỡng cần ở các mức cân đối khác nhau.
Theo bác sĩ, với thời tiết mùa hè, nóng nực, bữa cơm gia đình cần chú ý những gì?
Đối với bà mẹ mang thai và trẻ em cần cung cấp đủ nước và dinh dưỡng. Nếu rơi vào tình trạng chán ăn thì cần chia nhỏ bữa ăn làm nhiều bữa, không nên để bụng đói đi ngủ vào buổi tối. Trẻ em nên cho uống sữa hay ăn những thức ăn nhẹ như cháo, bột; các bà mẹ ăn thêm rau củ quả để tăng cường thêm ít chất xơ, uống đủ nước vào mùa hè. Thông thường mỗi người cần uống 2 lít nước/ngày. Tùy vào đối tượng thì cần cung cấp lượng nước cho phù hợp, như người bị bệnh thận hay vận động viên thể dục thể thao thì nên tham khảo các bác sĩ để có cách cung cấp nước cho hợp lý |
Bữa cơm hàng ngày vào mùa hè không khác so với mùa đông. Vào mùa hè, ngoài các thực phẩm cung cấp năng lượng cần chú ý nước uống. Nước uống đầy đủ mới chuyển hóa tốt và đảm bảo sức khỏe vì mùa hè mồ hôi ra rất nhiều. Ngoài quan niệm đông y, trong dinh dưỡng có tính toan kiềm và hàn nhiệt của thức ăn. Vì vậy, mỗi người nên ăn những loại thức ăn phù hợp, đặc biệt là những người bị bệnh.
Đối với người bình thường có thể ăn được tất cả các loại thực phẩm kể cả những thực phẩm mà vào mùa hè mình nghĩ là có tính nóng nhưng khi chế biến cần biết phối hợp giữa thực phẩm nóng với thực phẩm lạnh để tính hàn nhiệt của thức ăn trở nên cân bằng. Mùa hè có thể ăn thức ăn mát nhưng không nên quá lạnh vì quá lạnh hay quá nóng đều không tốt cho sức khỏe. Với những người mắc bệnh về đường tiêu hóa, khi ăn những loại thức ăn quá nóng hay quá lạnh đều không tốt. Nếu xuất huyết dạ dày uống sữa đá thì làm cho niêm mạc dạ dày bị viêm nhiều hơn, chỉ nên uống sữa ấm.
Đời sống hiện đại khiến thời gian cho những bữa cơm không được đầu tư bài bản. Thay vào đó, thị trường thức ăn nhanh, món ăn chế biến sẵn, “phong trào” nhà hàng khiến con người dễ bị phụ thuộc. Nếu tình trạng này kéo dài, theo bà, nó ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người?
Thức ăn chế biến sẵn có hai hình thức: Thức ăn nhanh công nghiệp và thức ăn đường phố khác nhau. Thức ăn công nghiệp có các phụ gia thực phẩm và phụ gia thực phẩm ở các cơ sở công nghiệp uy tín thì tốt nhưng không thể ăn dài ngày. Hiện nay, có nhiều loại thức ăn người ta sử dụng dầu, mỡ để chế biến như xúc xích, mì tôm.. các loại đó có những mặt không tốt bởi làm mất cân đối về thành phần dinh dưỡng; thay đổi tính hóa học của các thành phần dinh dưỡng. Chế biến bằng dầu mỡ ở nhiệt độ quá cao sẽ tạo ra các chất như peroxit về lâu dài có thể gây ung thư hay các chất béo thể trans, hydroxi hóa làm người ta dễ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, xơ vữa động mạch. Có những thực phẩm người ta cho phụ gia thực phẩm vào vượt quá thì bất lợi bất lợi cho sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là các cơ sở sản xuất không có thương hiệu.
Thức ăn đường phố bên cạnh những chất phụ gia rất dễ nhiễm khuẩn và thường không có nguồn gốc.
Không thể phủ nhận sự tiện lợi của thức ăn nhanh nhưng khi sử dụng, người tiêu dùng cần xem hạn sử dụng, nhãn mác và chất phụ gia có phù hợp hay không. Nếu ăn bên ngoài, cần lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc và nhà hàng uy tín. Tuy nhiên, trong bữa ăn hàng ngày, lời khuyên tốt nhất của tôi là nếu có điều kiện nên tự chế biến bữa ăn cho chính mình và gia đình.
Sai lầm của những người nội trợ thường gặp khi chế biến thức ăn là gì? Để đảm bảo khâu an toàn vệ sinh thực phẩm, theo bà cần tuân thủ những quy tắc nào từ lựa chọn cho đến chế biến?
Đầu tiên, các bà nội trợ cần lưu ý đến khâu lựa chọn thực phẩm, cần chọn những thực phẩm tươi sống. Hiện nay, thực phẩm nhiễm hóa chất khá nhiều nên người tiêu dùng cần phải biết tự bảo vệ mình. Ví như, khi các bà nội trợ mua rau về nên ngâm vào nước lạnh khoảng gần 1 tiếng đồng hồ, sau đó, rửa sạch, cho vào tủ lạnh bảo quản 1- 2 ngày, nếu rau đó có phun thuốc hóa học cũng sẽ đủ thời gian bán hủy. Có một sai lầm mà nhiều bà nội trợ mắc phải đó là, rửa rau bằng muối, cách đó không nên vì làm cho hàm lượng muối ở thức ăn cao hơn hàm lượng muối ở mức cho phép. Mỗi ngày hàm lượng muối cho phép chỉ 10gam. Hay các bà nội trợ thường sai lầm ở cách tẩm ướp các loại thức ăn, thực phẩm.
Hiện nay, người dân đang lo ngại với cá, dưới góc độ dinh dưỡng, bà có thể đưa ra đánh giá giá trị dinh dưỡng thực phẩm này như thế nào trong bữa ăn hàng ngày? Nếu không chọn cá, có thực phẩm nào có giá trị tương đương để thay thế?
Cá là thực phẩm giàu chất đạm và nếu không ăn cá thì có thể sử dụng thực phẩm tương đương thay thế được như thịt, đậu nhưng chỉ mang tính tạm thời.
Cần có những biện pháp gì để xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày và làm gì để bữa ăn luôn hấp dẫn các thành viên, trở thành nơi sum họp mỗi ngày của gia đình?
Theo những người làm chuyên môn như tôi, chất lượng bữa ăn rất đơn giản. Đó là, thực phẩm ở địa phương có những loại thì chọn thứ đó, đấy là chất lượng bữa ăn tốt nhất và đảm bảo các nhóm chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.
LÊ THỌ - PHAN THÀNH (Thực hiện)