TheáôtôViệtNamđắthơnsovớikhuvựty le nhà cáio ông Quân, sau gần 10 năm thực hiện Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020, ngành công nghiệp ô tô đã đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu ô tô trong nước theo mục tiêu đề ra về mặt số lượng (xe sản xuất, lắp ráp trong nước và nhập khẩu).
Tuy nhiên, mục tiêu giá bán xe hợp lý, phù hợp với túi tiền người Việt Nam chưa đạt được. Giá bán xe ở Việt Nam vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực, chất lượng xe mặc dù cải tiến nhưng vẫn không bằng xe nhập khẩu.
Vì vậy, mặc dù cao hơn 20% so với xe lắp ráp trong nước, xe nhập khẩu vẫn hút khách hơn đối với một bộ phận người tiêu dùng, tức chưa hạn chế được tư tưởng chuộng xe ngoại.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp ô tô chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự (mới ở mức độ lắp ráp). Dây chuyền sản xuất chủ yếu gồm 3 công đoạn chính là hàn, tẩy rửa sơn, lắp ráp.
Tỷ lệ nội địa hoá đạt thấp, mục tiêu đề ra là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010 đối với loại xe thông dụng (xe tải, xe khách, xe con) nhưng đến nay chủ yếu mới đạt bình quân khoảng 7 đến 10% đối với xe con và 35 đến 40% đối với xe tải nhẹ.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới thực trạng này được ông Quân nêu ra là do cơ chế chính sách thuế, phí không ổn định, dàn trải, chưa thực sự tạo thành công cụ hữu hiệu để kích thích sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Phan Thu