88Point

(CMO) Gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động năm 2022 vào ngày 12/6, theo hình thức trực tuyến, Th ket qua/bong da

【ket qua/bong da】Công nhân là vốn quý của xã hội

Báo Cà Mau(CMO) Gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động năm 2022 vào ngày 12/6, theo hình thức trực tuyến, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Công nhân là vốn quý của xã hội". Đồng thời, thông báo tin vui cho công nhân là Chính phủ đã ban hành nghị định về tăng lương tối thiểu cho công nhân ngay vào sáng 12/6.

Thủ tướng Chính phủ khẳng định: "Cuộc đối thoại lần này là để nghe thêm, hiểu thêm những tâm tư của anh chị em công nhân. Đảng, Nhà nước, Chính phủ và toàn hệ thống chính trị, doanh nghiệp phải đồng hành, có trách nhiệm, cùng chung sức để chăm lo cho toàn diện, sâu sát cho cuộc sống công nhân ngày càng tốt hơn, nâng cao năng suất lao động, đóng góp của lực lượng công nhân vì mục tiêu là xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Yêu cầu toàn hệ thống chính trị, doanh nghiệp phải thật sự lưu tâm đến quyền lợi, cuộc sống của công nhân, vì đây chính là tài sản quý báu không gì thay thế được của Quốc gia, doanh nghiệp”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Công nhân là vốn quý của xã hội, phải dồn lực để chăm lo, đồng hành, hỗ trợ để công nhân có cuộc sống hạnh phúc, sung túc hơn”. (Ảnh chụp màn hình)

Báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thể hiện giá trị nhân văn với sự đồng hành của Đảng, Nhà nước cùng công nhân vượt qua thử thách khốc liệt của dịch bệnh Covid-19. Tinh thần “Thắm tình giai cấp, đượm nghĩa công đoàn” được cụ thể hoá trong hơn 2 năm đầy thách thức bằng những nghĩa cử, hành động thiết thực, kịp thời, cao đẹp. Trong bối cảnh khó khăn, đất nước thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bênh, vừa duy trì, khôi phục kinh tế - xã hội, lực lượng công nhân trở thành một trụ cột tin cậy của Tổ quốc, giúp Việt Nam vững vàng vượt qua những thời đoạn cam go nhất.

Đảng, Nhà nước, mà trực tiếp là tổ chức Công đoàn đã luôn đồng hành cùng công nhân, bằng những gói chính sách hỗ trợ, dồn toàn lực chăm lo cho đời sống, an sinh xã hội đối với công nhân. Không chỉ quan tâm đến chế độ, chính sách, điều kiện lao động cho công nhân, nước ta còn dành cho công nhân những nguồn lực chăm sóc y tế quý báu, kịp thời, bảo đảm an toàn sức khoẻ, tính mạng của công nhân trong đại dịch. Quý báu hơn, với những gia đình công nhân không may mắn qua đời vì dịch bệnh, các cấp, các ngành, trong đó có tổ chức liên đoàn lao động đứng ra đỡ đầu, nhận nuôi trẻ em mồ côi.

Chủ trì tham dự Chương trình tại điểm cầu Cà Mau có Uỷ viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt; Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Cà Mau Phạm Thành Ngại; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Dương Huỳnh Khải.

Tuy nhiên, báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng chỉ rõ, đời sống công nhân còn nhiều khó khăn. Một bộ phận công nhân còn sống trong điều kiện thiếu thốn, thu nhập, tích luỹ thấp, không bền vững, nhiều rủi ro. Lương của công nhân còn thấp so với vật giá, chế độ cho công nhân ở một số chỗ, một số nơi chưa được công ty, xí nghiệp quan tâm. Công nhân có trình độ tay nghề cao còn hạn chế, còn thụ động trong việc nâng cao trình độ, tay nghề... Do đó, việc lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của công nhân để cải thiện toàn diện điều kiện sống, điều kiện lao động của công nhân là vấn đề cấp thiết, hệ trọng.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: “Quan tâm, chăm sóc toàn diện đời sống Nhân dân, trong đó có giai cấp công nhân là giá trị cốt lõi của đất nước ta, được Chủ tịch Hồ Chí Minh coi là một công việc quan trọng, xuyên suốt, thể hiện giá trị ưu việt của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng ấy luôn được Việt Nam kế thừa, tuỳ điều kiện thực tiễn mà vận dụng, mục tiêu cao nhất là mang đến cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ vật chất cho công nhân".

Yêu cầu các đại biểu phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng lưu ý: “Nói thẳng, nói thật, tinh thần xây dựng và hết sức ngắn gọn vấn đề mà mình băn khoăn, trăn trở. Cái gì giải quyết được, giải quyết ngay, cái nào thuộc về cơ chế, chính sách hoặc tổ chức thực hiện cũng cần được chỉ ra thấu đáo, có hướng cụ thể khắc phục”.

Sau khi lắng nghe tâm tư nguyện vọng của công nhân, tổng kết thực tiễn, Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổng hợp 9 nhóm kiến nghị, đề xuất của công nhân lao động với Thủ tướng chính phủ.

Theo đó, Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định về tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2022, đồng thời nghiên cứu ban hành chính sách tiền lương mới theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp. Đề nghị Chính phủ rà soát, sửa đổi pháp luật về BHXH, bảo đảm quyền lợi của công nhân lao động, hạn chế tình trạng công nhân lao động rút BHXH 1 lần.

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đôn đốc giải quyết chế độ, chính sách cho công nhân lao động bị nhiễm Covid-19, chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho công nhân lao động theo Quyết định 8/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo quyết liệt các địa phương tăng cường công tác quy hoạch, triển khai xây dựng nhà ở, nhà trẻ, trường học, nơi khám chữa bệnh, nơi sinh hoạt văn hóa cho công nhân lao động, nhất là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Đề nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ tín dụng cho công nhân lao động, hạn chế tình trạng công nhân lao động tham gia vào hoạt động “tín dụng đen”.

Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp vào năm 2021, các công ty, xí nghiệp ở Cà Mau vẫn linh động các giải pháp để công nhân duy trì lao động sản xuất, bảo đảm an toàn phòng chống dịch. (Ảnh chế biến tôm tại công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu Tân Thành, chi nhánh Phú Tân).

Đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách về đào tạo nghề; các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để công nhân lao động tham gia học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp thích ứng với bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường tranh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng vi phạm pháp luật của người sử dụng lao động như: Không ký hợp đồng lao động; nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội; vi phạm quy định về an toàn, vệ sinh lao động, thời giờ làm việc…

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là tại các bếp ăn tập thể, các chợ dân sinh, đảm bảo cho công nhân lao động được tiếp cận nguồn thực phẩm an toàn, phù hợp với thu nhập; Chỉ đạo các cơ quan chức năng, các địa phương tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự tại nơi làm việc, nơi ở, nhất là tại các khu công nghiệp, khu nhà trọ tập trung đông công nhân lao động; có giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các khu công nghiệp vào giờ cao điểm.

Tại chương trình, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trao đổi, giải đáp, phát biểu động viên và truyền thông nhiều thông điệp ý nghĩa với công nhân, người lao động và trao những phần quà nghĩa tình đến công nhân khó khăn tại tỉnh Bắc Giang. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng chính thức ra mắt chương trình “Giờ thứ 9+”, gameshow đầu tiên dành riêng cho đối tượng công nhân, người lao động./.

 

Quốc Rin

 

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap