您现在的位置是:88Point > Nhà cái uy tín

【trận nantes】Tết nào bằng tết quê nhà

88Point2025-01-25 04:49:46【Nhà cái uy tín】0人已围观

简介Tết cổ truyền năm nay, nhiều lao động sau bao năm bôn ba nơi đất khách quê người trận nantes

Tết cổ truyền năm nay,ếtnobằngtếtrận nantes nhiều lao động sau bao năm bôn ba nơi đất khách quê người đã trở về quê hương đón tết cùng gia đình, người thân, làm cho cái tết thêm tròn đầy ý nghĩa.

Vui nào bằng tết đoàn viên

Mấy ngày này, nhà ông Nguyễn Văn Lạc và bà Trần Kim Phượng, ở ấp 2, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tất bật dọn dẹp nhà cửa để tiễn năm cũ, đón năm mới. Hai vợ chồng không quên bật băng bài “Ngày tết quê em” cho không khí thêm tươi vui:

“Mừng ngày tết trên khắp quê tôi

Người ra Trung, ra Bắc, vô Nam

Dù đi đâu ai cũng nhớ

Về chung vui bên gia đình”.

Khác hẳn với không khí mọi năm, năm nay ngôi nhà khang trang của gia đình ông Lạc rộn rã tiếng cười, bởi sau mấy năm làm việc xa xứ, người con gái út của ông đã trở về quê đoàn tụ bên gia đình. Ngồi kế bên cô con gái út, bà Phượng cười: “Năm nay, cô con gái này (chị Phạm Hằng Ni) về quê ăn tết với vợ chồng già. Mấy năm trước, dù có mấy anh chị nó ở nhà, nhưng niềm vui cũng không trọn vẹn. Nhìn gia đình người ta đông đủ, tôi lại thấy buồn buồn tủi tủi, rồi lại ứa nước mắt vì nhớ con. Không biết bên xứ người, con mình đón tết như thế nào. Năm nay, đoàn viên đông đủ, ăn tết cũng linh đình hơn”.

Chị Hằng Ni đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản đã 3 năm nay, như vậy 3 năm liền chị không đón tết cùng cha mẹ. Nói về những cái tết xa quê, giọng chùng xuống, chị Hằng Ni chia sẻ: “Ở Nhật Bản, người ta không đón Tết âm lịch như Việt Nam mình, những khi tết đến người lao động Việt Nam chúng tôi tập trung lại mua bánh mứt, rồi làm những món ăn Việt để tạo không khí. Dù vậy, vẫn cảm thấy thiếu thiếu, buồn buồn, thiếu đi tình cảm của người thân trong gia đình. Những lúc ấy, tôi nhớ da diết mùi vị món thịt kho rệu mà mỗi lần tết đến mẹ thường nấu để cúng tổ tiên, ông bà. Rồi thèm cảm giác chen chúc ở các chợ tết mấy ngày cuối năm…”.

Nhìn mấy chậu hoa trước cửa, rồi đảo mắt nhìn quanh nhà, nở nụ cười thật tươi, bà Phượng nói: “Nhờ có Hằng Ni đi làm việc ở nước ngoài gửi tiền về vợ chồng tôi cũng mua sắm nhiều vật dụng trong gia đình. Rồi mấy anh em tụi nó mỗi đứa đóng góp vô để gia đình có được căn nhà rộng rãi để ở. Năm nay, vừa cất nhà, vừa có con gái về quê ăn tết còn mừng nào cho bằng”. Ở Nhật Bản, chị Hằng Ni làm việc ở công ty trứng, bình quân mỗi tháng tiền lương của chị cũng trên 30 triệu đồng, trừ chi phí cũng còn gần 20 triệu đồng gửi về quê nhà phụ giúp cha mẹ. Thấm thoát 3 năm hợp đồng lao động bên nước ngoài kết thúc, chị Hằng Ni về nước với số vốn tích lũy kha khá. Chị dự định, nếu tìm được công việc phù hợp, chị sẽ đi làm, còn không sẽ tiếp tục đăng ký xuất khẩu lao động. “Tham gia xuất khẩu lao động, tôi được tiếp cận với các công nghệ tiên tiến của một đất nước phát triển. Tôi còn biết được văn hóa, môi trường sống của Nhật, có nhiều điều hay trong cuộc sống. Ngoài ra, cái được lớn nhất là tôi có thể lo đời sống kinh tế cho gia đình, điều mà trước đây tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ làm được”, chị Hằng Ni trải lòng.

Chẳng gì quý bằng phút giây sum họp

Không riêng gia đình ông Lạc, Tết Nguyên đán Mậu Tuất này, gia đình ông Trần Văn Hùng, ở xã Vị Trung, huyện Vị Thủy cũng hết sức vui mừng, khi người con trai sau nhiều năm đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan đã về quê sum họp cùng gia đình. Trò chuyện cùng chúng tôi, anh Trần Tấn Luân phấn khởi cho biết: “Nhiều năm lao động  nơi xứ người, giờ được đoàn viên sum họp đón tết cùng gia đình còn niềm vui nào cho bằng. Ở Đài Loan, tết thì người bản xứ của họ được nghỉ cả tuần, còn lao động như chúng tôi được nghỉ luân phiên (3 ngày cho một nhóm). Song đa phần chúng tôi vẫn làm việc bình thường, bởi nghỉ ở nhà cũng buồn và nhớ nhà nhiều hơn”.

Cũng có những năm anh Luân nghỉ tết, một vài bạn bè đồng hương gom lại để cùng nhau đón năm mới xứ người, đứa thì ca hát, người tâm sự, kẻ sụt sịt khóc vì nhớ nhà, nhớ quê… Có lẽ với anh Luân và cả những lao động tha hương, đêm giao thừa là thời khắc khiến mọi người thổn thức hơn cả. Ngước nhìn đĩa bánh mứt được bày biện ngay ngắn trên bàn, kế bên là cây mai nhỏ trổ đầy hoa, anh Luân nói, lúc còn ở nhà, năm nào cũng vậy, dù đi đâu cứ đến giao thừa thì cả nhà lại quây quần bên nhau chào đón thời khắc của năm mới, rồi chúc nhau những điều tốt lành. Mấy năm ở Đài Loan, đêm giao thừa tôi chỉ quanh quẩn trong phòng, bởi mỗi khi ra đường lại sợ thấy gia đình người ta sum họp, đoàn tụ, rồi mình lại buồn, da diết nhớ hương vị tết quê hương...

Trước đây, gia đình anh Luân làm ruộng, cuộc sống cũng khó khăn. Với mong muốn có chút vốn liếng vực dậy kinh tế gia đình, năm 2011 anh đăng ký xuất khẩu lao động sang Đài Loan. Sang xứ người, anh làm ở công ty nhựa, bình quân mỗi tháng tiền lương của anh cũng khoảng 22 triệu đồng, trừ chi phí ăn uống, nhà trọ cũng còn được 10 triệu đồng.

Không khí đón Xuân Mậu Tuất đã lan dần khắp các phố phường, ngõ hẻm, người người cùng nhau mua sắm tết. Bên cạnh những gia đình trọn vẹn niềm vui sum họp, vẫn có những người vì cuộc sống mưu sinh, vì tương lai sau này đành đón tết xa người thân. Như trường hợp của gia đình ông Nguyễn Văn Lắm, ở ấp 7, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy. Người con trai của ông là Nguyễn Văn Tự đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan hơn 1 năm nay. Hàng tháng, anh Tự cũng dành dụm gửi tiền về, nên đời sống kinh tế gia đình phát triển hơn. Vẫn biết con đi làm để lo cho kinh tế gia đình, nhưng nỗi nhớ con không lúc nào nguôi trong lòng vợ chồng ông. Mỗi dịp tết đến, xuân về, nỗi nhớ mong ấy lại càng da diết, khôn nguôi. Ông Lắm chia sẻ: “Năm rồi, Tết Nguyên đán, thằng Tự gọi điện về, nó nói nhớ nhà, nhớ mọi người. Nghe con nói vậy, vợ tôi lại nước mắt ngắn, dài vì thương con. Năm nay, nó cũng không về được, vì chi phí máy bay dịp tết rất đắt đỏ, dẫu nhớ cha, nhớ mẹ nhưng nó cũng ráng. Cách trở về mặt địa lý, đến đêm giao thừa, cả nhà chúng tôi sẽ sum họp qua điện thoại. Giờ đây, công nghệ thông tin hiện đại, gọi điện nói chuyện, rồi còn thấy hình ảnh nữa nên chúng tôi cũng an tâm”. Vợ chồng ông Lắm có 2 người con, người con gái đã lập gia đình ở xa, chỉ có anh Tự ở cùng ông bà. Tết nay, anh không về, gia đình càng trống vắng, buồn tẻ.

Một cái tết nữa lại về, những người xa quê và những người ở nhà đều cố gắng động viên nhau đón tết vui vẻ, an lành nỗ lực trong công việc và cuộc sống để có được tương lai tốt đẹp hơn... Sẽ vẫn còn nhiều lắm những lao động Việt Nam xuất khẩu phải đón tết xa nhà, vắng vị quê hương, sẽ có buồn, có nhớ, nhưng họ cũng hứa với lòng sẽ cố gắng, để mấy cái tết sau được sung túc, đủ đầy hơn...

“Nhớ lắm hương vị ngày tết quê hương!”

Anh Lê Hoàng Zicô (ảnh), ở ấp 4, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản. Do khoảng cách địa lý, cộng thêm mới sang Nhật Bản không lâu nên tết này anh không về đoàn tụ cùng gia đình. Anh Zicô cho biết: “Đây là năm thứ 2 tôi đón tết xa gia đình. Lần đầu vào năm 2015 khi tôi còn phục vụ trong quân đội và Tết Mậu Tuất này là lần thứ hai. Tuy đã một lần xa nhà dịp tết, nhưng cảm giác lần này rất khác, không giống như lần trước. Dẫu cố gắng trấn an bản thân, rằng mình xa nhà là để những cái tết đoàn viên sau được đầy đủ, sung túc hơn nhưng cảm giác thật khó tả, nhất là khi thời khắc giao thừa, nỗi nhớ nhà trào dâng da diết. Nhớ làm sao bữa cơm chiều ngày cuối năm, rồi đêm giao thừa cả nhà quây quần trò chuyện, kể cho nhau nghe về những việc đã làm được trong năm qua. Ôi, nhớ sao hương vị ngày tết quê hương! Đón tết nơi xứ người, Tết Nguyên đán năm nay, tôi cùng một vài người bạn đang đi du học và làm việc tại Nhật Bản tổ chức buổi tiệc cuối năm, có mâm ngũ quả để nhớ quê hương. Đặc biệt, không quên gọi điện thoại về chúc tết cha mẹ, người thân...”.

Anh Zicô làm việc tại thành phố Yokohama, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. Công việc của anh là điều khiển robot bán tự động hóa, mức lương bình quân trên 30 triệu đồng/tháng.

 

BÍCH CHÂU

很赞哦!(33)