>> Bài 1: Đa dạng hình thức tuyên truyền,ộcchiếnvớitộiphạtỷ số lecce kiên quyết tấn công tội phạm
>> Bài 2: Cần cụ thể hóa chính sách cai nghiện
ĐIỂM DỪNG CHÂN CUỐI CÙNG
BP - Vào một ngày giữa tháng 10, tôi đến thăm Bệnh viện Nhân Ái ở xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập. Đây là cơ sở chữa bệnh cho những bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối thuộc sự quản lý của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh. Đường tới bệnh viện xuyên qua những cánh rừng và bạt ngàn cao su. Có người nói nơi đây chỉ phù hợp để xây dựng một khu nghỉ dưỡng cao cấp chứ không phải cho ngưới sắp từ giã cõi đời. Tại đây, những bệnh nhân vừa được điều trị vừa được nuôi dưỡng bằng ngân sách nhà nước.
Điểm “dừng chân” cuối cùng
Bệnh viện nằm giữa thung lũng, bốn bề bao quanh đồi núi nên không khí như lạnh lẽo hơn. Bệnh nhân ở đây hầu hết độ tuổi từ 18-40. Ở độ tuổi này, đáng lẽ họ đang nỗ lực thực hiện những ước mơ, hoài bão của bản thân, phải gánh trên vai trách nhiệm lớn lao với gia đình, đất nước thì giờ đây, những phận người ấy đang hằng ngày vật lộn với nỗi đau đớn do căn bệnh thế kỷ mang lại. Có người nằm thoi thóp trên giường chờ chết. Có người mê sảng la hét. Lại có người nhìn trân trân lên trần nhà mà như không cảm nhận được cuộc sống xung quanh. Càng vào sâu phía sau khuôn viên bệnh viện và đến điểm cuối cùng là nhà lưu cốt - nơi hương khói cho những người đã khuất thì cảm giác lạnh lẽo, rờn rợn càng tăng.
Hiện trong nhà lưu cốt có khoảng 100 hũ tro cốt của những bệnh nhân qua đời vì HIV/AIDS, không có người nhà đến nhận mang về hương khói. Bác sĩ Mai Thị Hồng Thúy, công tác tại Bệnh viện Nhân Ái cho biết: “Bệnh nhân đến đây rồi thì xem như không còn đường về. Đa phần họ sống nhờ vào sự giúp đỡ của các y, bác sĩ và xem đây là ngôi nhà của mình trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời. Hơn 10 năm công tác tại bệnh viện, đã rất nhiều lần chứng kiến bệnh nhân qua đời vì AIDS, tôi vẫn không thể kiềm chế lòng mình. Tôi thấy xót thương cho họ vì cuộc đời quá ngắn và hoàn cảnh ai cũng bi đát, éo le. Dù được chăm sóc tận tình và được cảm thông, chia sẻ, họ vẫn cảm thấy cô đơn, hiu quạnh, bởi cho dù đội ngũ cán bộ, nhân viên ở đây có tận tình đến đâu cũng không thể thay thế được tình cảm gia đình. Vậy mà lúc họ lâm chung, không một người thân đến đưa tiễn, chỉ có những bệnh nhân cùng cảnh và các y, bác sĩ làm nhiệm vụ mà thôi”.
Do ma túy mà những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS đang điều trị tại Bệnh viện Nhân Ái phải đối mặt với án tử