TheỡđậphồTảTrạchchỉlàtinđồnthấtthiệlịch bđ hôm nayo thông tin từ báo Người đưa tin, Lê Thanh Pôn xác nhận là có việc tung tin lên mạng xã hội với nội dung “hồ chứa nước Tả Trạch có sự cố”. Pôn kể , khoảng 19h, ngày 4/11, Pôn nghe anh rể là anh Phan Thanh Hữu đến nhà chơi và nói với Pôn rằng đập Tả Trạch có sự cố. Pôn hỏi anh Hữu lấy thông tin từ đâu thì Hữu trả lời lấy từ một người khác.
Sau đó, Pôn đã đăng tải thông tin này lên mạng xã hội Facebook. Đến 20h cùng ngày thì Pôn tháo xuống vì thấy đập không thấy vấn đề gì. Lê Thanh Pôn cho biết, thời điểm anh đăng thông tin lên đã thấy nhiều người dân đang di chuyển đồ đạc lên cao và Pôn không nghĩ việc làm này lại ảnh hưởng đến nhiều người như vậy.
“Tôi đăng lên cũng chỉ muốn thông báo, nhưng không ngờ tác hại lớn như thế. Cái sai của tôi là không biết tin đúng sai mà vẫn đăng”, Pôn cho hay.
Trao đổi với PV, ông Lê Văn Tuấn, Trưởng Công an xã Dương Hòa cho biết, hiện xã vẫn đang làm việc với Pôn để xác minh có người nào đứng đằng sau việc Pôn tung tin đồn hay không. Đồng thời, phía công an cũng đang tìm hiểu thời điểm Pôn đưa ra tin đồn là trước hay sau thời điểm người dân chạy trốn vì nghi vỡ hồ chứa.
Trước đó, vào đêm 4/11, người dân các thôn Tân Ba, Võ Xá, An Ninh, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, do nghe tin đồn thất thiệt cho rằng hồ chứa Tả Trạch bị tràn qua đập, sắp vỡ nên đã vận chuyển đồ đạc, tài sản lương thực di tản lên đồi cao để phòng tránh lũ.
Ngay khi nhận được thông tin, chính quyền và các ngành chức năng đã khẳng định đây là tin đồn thất thiệt, đồng thời tuyên truyền cho người dân hiểu, tránh hoang mang, đồng thời huy động lực lượng đảm bảo an ninh trật tự. Ngay sau khi hiểu được thông tin, người dân đã trở về nhà.
Ông Phan Thanh Hùng - Chánh văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế, cho biết: toàn bộ 55 công trình hồ đập vẫn an toàn, VOV đưa tin.
Nguyễn Hương(T/h)
Trèo lên cột điện lúc rạng sáng để cắt trộm cáp viễn thông Viettel