Thành phố Hà Nội hiện có 1.350 làng có nghề (chiếm 58,àNộikhánhthànhnhàmáyxửlýnướcthảilàngnghềCầuNgàkeo châu á8% số làng toàn thành phố), 272 làng được UBND Thành phố cấp bằng công nhận làng nghề, trong đó có 198 làng nghề truyền thống. Sự phát triển của các làng nghề đã tạo nên bức tranh đa sắc cho Thủ đô, với những nét văn hóa đặc trưng, đồng thời giải quyết việc làm cho gần 740 nghìn lao động, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ,... ở địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì mức độ ô nhiễm môi trường tại các làng nghề thời gian gần đây ngày một gia tăng, có nơi ở mức báo động, gây ảnh hưởng đến đời sống của cả cộng đồng và sự phát triển bền vững của Thành phố.
Nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề, thành phố đã thí điểm áp dụng hình thức kêu gọi nhà đầu tư xã hội hóa xử lý môi trường tại các làng nghề, trong đó có Dự án Nhà máy xử lý nước thải làng nghề Cầu Ngà tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức.
Dự án được đầu tư toàn bộ bằng vốn doanh nghiệp của nhà đầu tư, với công suất thiết kế 20.000 m3/ngày đêm, sử dụng công nghệ xử lý sinh học khép kín, không phát thải mùi thứ cấp, với các dây chuyền thiết bị tự động hóa hoàn toàn được nhập khẩu từ châu Âu.
Đây cũng là công trình xử lý nước thải đầu tiên của thành phố Hà Nội áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, sử dụng thiết bị pin năng lượng mặt trời để phát điện phục vụ quá trình hoạt động của Nhà máy. Sau 10 tháng khẩn trương thi công, chủ đầu tư đã hoàn thành nhà máy xử lý nước thải hiện đại, đồng bộ, đạt quy chuẩn.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung bày tỏ tin tưởng, với năng lực kinh nghiệm của nhà đầu tư, Nhà máy sẽ phát huy được tối đa hiệu quả công nghệ, xử lý triệt để nước thải làng nghề, tái sử dụng nguồn nước phục vụ tưới tiêu nông nghiệp, góp phần tích cực giảm thiểu ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, phát triển bền vững các làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức./.
H.C