【bong da trực tiếp】Bình Phước: Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đứng đầu cả nước

Hội nghị được tổ chức trực tiếp và trực tuyến đến các điểm cầu huyện,ướcTốcđộtăngtrưởngngagravenhnocircngnghiệpđứngđầucảnướbong da trực tiếp thị xã, thành phố trong tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Anh Minh dự hội nghị.

Nông nghiệp phát huy vai trò trụ đỡ nền kinh tế

Năm 2023, trong bối cảnh kinh tế khó khăn chung do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch bệnh, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, trong khi giá bán một số sản phẩm thấp gây khó khăn cho người dân. Tuy nhiên, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, thường xuyên của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn, ngành nông nghiệp của tỉnh đạt được nhiều kết quả tích cực.

Trong năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 17.513 tỷ đồng, tăng 10,25%, đóng góp 3,21 điểm phần trăm vào tăng trưởng GRDP của tỉnh, cao hơn 1,04% so với năm trước. Với tốc độ tăng trưởng cao kỷ lục và đứng đầu cả nước, ngành nông nghiệp Bình Phước đã bứt phá và có đóng góp vào GRDP của tỉnh vượt ngành công nghiệp - xây dựng.

Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Mạnh Thường báo cáo tóm tắt kết quả hoạt động của ngành nông nghiệp

Trong bức tranh phát triển chung của ngành nông nghiệp, lĩnh vực trồng trọt có tốc độ giá trị sản xuất tăng 3,5% so với năm 2022. Hiện toàn tỉnh có 424.754 ha diện tích đất canh tác nông nghiệp; trong đó, cây cao su và điều đứng đầu cả nước. 

Việc cấp mã vùng trồng nhằm phục vụ cho xuất khẩu được ngành đặc biệt quan tâm. Đến nay tỉnh đã cấp được 48 mã số vùng trồng với tổng diện tích trên 3.801 ha, nhờ đó trong năm đã xuất khẩu được trên 134,7 ngàn tấn các loại mặt hàng nông sản và trái cây sang thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc.

Ngành chăn nuôi tỉnh đã thu hút được nhiều tập đoàn lớn như CP, Jafap Coomfeed Việt Nam, Newhop... Trong ảnh: Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và bộ, ngành tham quan dây chuyền sản xuất nhà máy thức ăn chăn nuôi và nhà máy giết mổ hiện đại nhất tại Bình Phước do Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam làm chủ đầu tư

Sầu riêng đang là cây trồng mang lại giá trị cao cho người nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Lĩnh vực chăn nuôi có bước phát triển vượt bậc, theo hướng công nghiệp hiện đại. Trên địa bàn hiện có 478 trang trại, trong đó tỷ lệ trang trại chuồng kín, lạnh chiếm 66%; tổng đàn heo gần 2 triệu con, đàn gia cầm 13,5 triệu con. Đặc biệt ngành chăn nuôi tỉnh hiện đã thu hút được nhiều tập đoàn chăn nuôi lớn như CP, Jafap Coomfeed Việt Nam, Newhop... 

Phát triển ngành nông nghiệp bám sát Chương trình hành động số 17 của Tỉnh ủy

Bên cạnh những kết quả nổi bật, ngành nông nghiệp thẳng thắn chỉ ra một số khó khăn hạn chế nhất định. Một trong số đó là việc xây dựng thực hiện “Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” và Đề án quản lý, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế rừng gắn với phát triển du lịch tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 chưa đúng theo kế hoạch đề ra. Chăn nuôi theo hình thức nhỏ lẻ vẫn còn duy trì. Việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật còn chậm, thiếu gắn kết giữa các khâu sản xuất - thu mua - chế biến - bảo quản - tiêu thụ sản phẩm. Hợp tác, liên kết theo chuỗi trong sản xuất còn nhiều hạn chế…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Anh Minh biểu dương những kết quả đạt được của ngành nông nghiệp trong năm 2023, trong đó tốc độ tăng trưởng của ngành tăng 10,25%, cao nhất cả nước

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Anh Minh đề nghị: Trên tinh thần Chương trình hành động số 17 của Tỉnh ủy, ngành nông nghiệp tỉnh cần triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, trong đó tập trung thực hiện hiệu quả các đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp đã được phê duyệt; tiếp tục nghiên cứu phát triển các chính sách vùng nguyên liệu, ứng dụng khoa học công nghệ, sản xuất theo chuỗi chế biến sâu, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, phát triển mô hình hợp tác xã theo hướng xây dựng chuỗi liên kết sản xuất. 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Anh Minh lưu ý, việc thành lập và phát triển kinh tế tập thể theo mô hình hợp tác xã cần phải thực tế, hợp tác xã hoạt động phải thực chất nhằm nâng cao giá trị, sản lượng, nguồn thu trên 1 đơn vị diện tích, hướng tới phát triển ngành nông nghiệp bền vững. Tiếp tục phối hợp thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng; chú trọng chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh, hướng tới xuất khẩu. Đối với các công trình thủy lợi cần rà soát để có tham mưu, đề xuất, kế hoạch nâng cấp, cải tạo các hồ, đập; chú ý khắc phục các “điểm đen” nhằm đảm bảo an toàn mùa mưa lũ…

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, cho ý kiến đối với kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh trong năm 2024. Trong đó phấn đấu giá trị sản xuất nông - lâm - nghiệp tăng 5% so với năm 2023; tỷ lệ che phủ rừng và cây lâu năm đạt 74,8%; thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới phấn đấu đưa 5 xã về đích nông thôn mới và 6 xã về đích nông thôn mới nâng cao; 2 xã phấn đấu về đích nông thôn mới kiểu mẫu; 4 huyện về đích huyện nông thôn mới…