【bang xep hạng ý】Phá rừng trồng cao su: Ra tay thanh tra lại toàn bộ

Phá rừng trồng cao su: Ra tay thanh tra lại toàn bộ

Làm quyết liệt sẽ rõ ngay

TheárừngtrồngcaosuRataythanhtralạitoànbộbang xep hạng ýo ông Kpă Thuyên, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai, sự việc Cty Bình Dương chỉ trồng 529 ha cao su trong vùng dự án. Diện tích đất lâm nghiệp rộng khoảng 700 ha lân cận không được UBND tỉnh Gia Lai cho phép chuyển đổi từ đất lâm nghiệp sang đất trồng cao su đã bị Cty Bình Dương cho san phẳng trồng 474 ha cao su ra ngoài ranh giới, địa phận được giao đất.

Mới đây, ngày 27/11, Văn phòng UBND tỉnh Gia Lai đã chính thức thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai liên quan đến việc Công ty TNHH MTV Bình Dương và Trung đoàn 710 thuộc Tổng công ty 15 có nhiều sai phạm trong quá trình trồng cao su.

Cụ thể việc trồng cao su của những đơn vị này trên đất lâm nghiệp cũng như tự ý thỏa thuận đền bù đất sản xuất của dân đem trồng cao su, khai hoang đất trồng cao su không để lại diện tích cách mép sông, suối tối thiểu 50 m và cách lề quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện tối thiểu 100 m là sai quy định.

Đối với diện tích đất đã khai hoang nhưng không trồng được cao su, yêu cầu Công ty Bình Dương và Trung đoàn 710 phải trồng lại rừng.

Diện tích đất này trước đó UBND tỉnh Gia Lai đã thu hồi đất lâm nghiệp của Ban quản lý rừng phòng hộ Ia Puch và cho Cty Bình Dương thuê đất để trồng cao su tại huyện Chư Prông, Gia Lai, tổng diện tích 2.774 ha.

Cao su được trồng trên đất rừng ở Gia Lai

Theo ông Bùi Mạnh Hùng, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước, thực tế việc DN trà trộn, không minh bạch trong các dự án trồng cao su nhưng lại phá rừng xuất hiện tại nhiều địa phương chứ không riêng gì Gia Lai. Ngay như ở Bình Phước, khi có chủ trương trồng cao su cũng xảy ra tình trạng này.

“Các tỉnh cần phải rà soát lại. Phá rừng dù làm gì cũng đều sai, với cây cao su cũng vậy. Không nên chho cây này có giá trị kinh tế cao mà phá rừng trồng cao su. Làm quyết liệt sẽ rõ vấn đề ngay”, ông Hùng nói.

Câu chuyện phá rừng trồng cao su cũng vừa được Quốc hội bàn “nóng”.Tại diễn đàn Quốc hội đại biểu Trương Văn Vở, tỉnh Đồng Nai đã nêu rõ, những dự án chuyển đổi đất rừng trồng cao su vượt quá quy hoạch. Việc chuyển đổi đất rừng trồng cao su đã bị lợi dụng và làm tràn lan.

Ông Vở cũng dẫn số liệu, tính đến hết năm 2012, diện tích cao su của cả nước đạt 915.000 ha, vượt xa con số 800.000 ha, là mốc trong Chiến lược phát triển cao su đến năm 2020 được Chính phủ phê duyệt. Chỉ riêng miền Trung dù chưa được quy hoạch nhưng đã trồng 30.000 ha.

Theo ông Vở “đề nghị Chính phủ rà soát, không được xem đây là điều kiện và là cái cớ để phá rừng. Phải tạm dừng cho phép khảo sát, phê duyệt các dự án mới đầu tư phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trên đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên”.

Dù trước Quốc hội Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Cao Đức Phát đã nhận trách nhiệm và cho rằng quy hoạch cao su về mặt kỹ thuật có vấn đề, cho rằng: thời gian tới sẽ phải rà soát lại, song đại biểu Trương Văn Vở cho rằng cần phải quyết liệt hơn.

Chủ tịch UBNT tỉnh phải chịu trách nhiệm

Ông Vở cho biết: “Dù bộ trưởng đã nhận trách nhiệm như vậy nhưng Dự thảo nghị quyết của QH sau chất vấn, đại biểu đã có đề nghị đưa vấn đề cao su vào. Cụ thể là nhấn mạnh việc Chính phủ quan tâm tâm phối hợp với địa phương, bộ ngành liên quan chỉ đạo kiểm tra đôn đốc xử lý nghiêm vi phạm pháp luật việc chuyển đất rừng trồng cao su không đúng quy hoạch được duyệt. Nhưng báo cáo thông qua đã không được tiếp thu ý này”.

Còn ông Bùi Mạnh Hùng thì cho rằng, với các dự án trồng cao su phải rà soát, nếu sai phải xử lý thu hồi hết toàn bộ. “Phá rừng dù làm gì cũng đều sai, với cây cao su cũng vậy. Không nên cho cây này có giá trị kinh tế cao mà phá rừng trồng cao su”, ông Hùng nói.

Một thực tế từ chính địa phương đang diễn ra được ông Hùng cho biết đó là các doanh nghiệp phá rừng trồng cao su khi bị thu hồi đất lại nhưng mới chỉ dừng ở đó. Còn việc trồng bù lại rừng thì vẫn chưa thực hiện được.

“Lúc này cần thiết phải giữ rừng lại, cao su cùng với thủy điện cùng chen vào phá rừng rồi chẳng mấy chốc rừng sẽ bị thu hẹp lại. Cần xử lý, thu hồi hết toàn bộ. Như ở Bình Phước cũng mới chỉ thu hồi còn trồng lại rừng thì chưa thực hiện được”, ông Hùng chia sẻ.

Để xảy ra tình trạng doanh nghiệp phá rừng trồng cao su trên địa bàn, ông Hùng cho rằng, ngoài trách nhiệm ngành là Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, sở … thì chủ tịch UBND tỉnh phải chịu trách nhiệm. “Nếu để lơ là quản lý không chặt là chuyện doanh nghiệp lấy cớ trồng cao su để phá rừng sẽ diễn ra ngay. Không đơn giản là doanh nghiệp phá rừng lấy gỗ mà họ còn chiếm đất nữa”, ông Hùng nói.

Do vậy với trọng trách của mình, các đại biểu đều cho rằng việc làm nghiêm và quy rõ trách nhiệm cần phải được thực hiện để bảo vệ rừng, tránh hậu họa về sau.