Sản xuất thông minh gắn chặt với “công nghiệp 4.0”
Hiện nay,ơhộiđểViệtNamtiếpcậnsảnxuấtthôngminhtrongbốicảnhcáchmạngcôngnghiệkết quả qingdao hainiu thuật ngữ “sản xuất thông minh” thường được sử dụng để mô tả quá trình phát triển trong quản lý sản xuất và sản xuất chuỗi (sản xuất, sử dụng, tái chế…), do đó, thuật ngữ này có ý nghĩa quan trọng đối với các nước công nghiệp dựa trên nền sản xuất hiện đại.
Thuật ngữ sản xuất thông minh gắn chặt với thuật ngữ “công nghiệp 4.0”. Công nghiệp 4.0 xuất hiện đầu tiên ở Đức. Sự tiến bộ của Đức nổi bật hơn nhiều so với các quốc gia khác; ví dụ, các chuyên gia Đức tin rằng họ hiện đang ở mức 3,8 và sẽ mất một thập kỷ, có thể ít hơn, để đạt 100% sản xuất Công nghiệp 4.0. Điều này là do doanh nghiệp không thể chuyển từ 3.0 sang 4.0 trong một ngày hoặc một bước, vì việc di chuyển mất thời gian và có nhiều giai đoạn khác nhau.
Thuật ngữ sản xuất thông minh và công nghiệp 4.0 đã quen thuộc, phổ biến ở một số nước phương tây, thuật ngữ này không quá quen thuộc với nhiều người ra quyết định tổ chức hoặc các nhà hoạch định chính ở nhiều quốc gia khác nhau. Trong khi đó, đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, quá trình sản xuất sản phẩm lại phụ thuộc tương đối nhiều các công ty nước ngoài. Do đó, nếu Việt Nam có thể nắm bắt cơ hội để phát triển quá trình quản lý sản xuất và sản xuất chuỗi, năng suất lao động và tỷ lệ sản lượng đơn vị sản xuất hiện tại sẽ tăng đáng kể. Đó sẽ là chỉ số quan trọng cho thấy sản xuất thông minh là “động lực” thúc đẩy sự phát triển nền sản xuất của Việt Nam.
Những năm gần đây, đặc biệt là năm 2018 kinh tế Việt Nam tăng trưởng ngoạn mục. Việt Nam giờ đã là một “công xưởng lớn” của thế giới và là một điểm tựa cho nhiều tập đoàn lớn xuyên quốc gia cung ứng sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh tại khu vực và trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, sự lớn mạnh của nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân cũng cho thấy môi trường kinh doanh của Việt Nam hoàn toàn có thể ươm mầm nên những doanh nghiệp lớn, có tầm cỡ và khả năng cạnh tranh, là đối tác xứng tầm của các tập đoàn quốc tế.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nền công nghiệp Việt Nam còn hạn chế, thiếu nền sản xuất hiện đại, quy mô lớn; kỹ năng làm việc còn yếu; số lượng đơn vị sản phẩm được tạo ra còn thấp khi so sánh với các quốc gia trong khu vực. Đặc biệt, công nghiệp hỗ trợ còn phát triển “chậm chạp”.
Nhìn từ phía cơ chế, chính sách, hơn 10 năm qua, Chính phủ và các bộ, ngành đã ban hành nhiều quy định nhằm thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển (như Nghị định số 111/2015/NĐ-CP năm 2015 về phát triển công nghiệp hỗ trợ; Quyết định 68/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025; Quyết định 598/QĐ-TTg của Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018-2020, xét đến năm 2025...), tuy nhiên khoảng cách từ chính sách đi đến thực tiễn vẫn còn khá lớn, đặc biệt là khâu tổ chức thực hiện các chính sách, giải pháp liên quan đến nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp để từng bước có khả năng tham gia sâu hơn vào dây chuyền sản xuất công nghiệp hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực.
Ngoài ra, việc thiếu cơ sở hạ tầng nhà máy, mức độ ứng dụng công nghệ theo sự phát triển của ngành còn thấp… được xác định là những thách thức lớn đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Bên cạnh đó, lực lượng lao động Việt Nam hiện chủ yếu vẫn là lao động có trình độ tay nghề thấp. Số lao động chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm đại đa số (khoảng 80%) lực lượng lao động xã hội. Chất lượng lao động của nhóm lao động có trình độ tay nghề chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường cả về chuyên môn và trình độ ngoại ngữ.
Năng lực đổi mới sáng tạo của đội ngũ lao động Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và xu hướng sản xuất thông minh. Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2019, Việt Nam xếp thứ 67/141, tăng bậc so với giai đoạn 2015 – 2016 xếp thứ 56/140 quốc gia, tuy nhiên, năng lực đổi mới sáng tạo vẫn nằm trong nhóm trung bình (xếp hạng từ 84-111) và thứ 5 trong các nước ASEAN.
Hạn chế lớn nhất của thị trường lao động Việt Nam là năng suất lao động thấp. Năng suất lao động thấp được xem như hệ quả tất yếu của chất lượng nguồn lao động thấp và năng lực đổi mới sáng tạo yếu. Do đó, nâng cao năng suất lao động là đòi hỏi cấp bách để thị trường lao động phát triển, đáp ứng yêu cầu mới của nền kinh tế dưới ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Nếu Việt Nam không quyết liệt cơ cấu lại kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng đi đôi với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tăng cường năng lực khoa học - công nghệ, nguy cơ tụt hậu là rất lớn.