【ket qua bd ngoai hang anh】Cơ hội "vàng" đầu tư vào Việt Nam
Quyết liệt thoái vốn
Chia sẻ tại diễn đàn,ơhộiampquotvàngampquotđầutưvàoViệket qua bd ngoai hang anh ông Nguyễn Trọng Dũng, Vụ trưởng Vụ Đổi mới DN – Văn phòng Chính phủ cho biết, chương trình cải cách DNNN đã được Nhà nước thực hiện trong suốt 30 năm qua và được đẩy nhanh qua các thời kỳ 2001-2005 và 2011-2015 trong đó đặc biệt là 2 năm 2014- 2015. Theo đó số lượng DNNN nắm giữ 100% vốn từ 12.000 DN xuống còn 5.600 DN và đến đầu năm 2014 chỉ còn 1.200 DN.
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã cổ phần hóa được 4.100 DNNN. Trong 2 năm 2014 – 2015, theo chỉ đạo của Thủ tướng, sẽ cổ phần hóa 432 DNNN trong đó có 1 Tập đoàn là Tập đoàn Dệt may Việt Nam; 3 Tổng Công ty 91 là Tổng Công ty hàng không (Vietnam Airlines), Tổng Công ty Xi măng, Tổng Công ty Hàng Hải (Vinalines) và 54 Tổng Công ty 90, ngoài ra là các DN thuộc các bộ ngành địa phương. Tính đến ngày 10-9-2014, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành đã phê duyệt chuyển thành Công ty cổ phần đối với 65 DN trong đó có 1 Tập đoàn là Tập đoàn dệt may Việt Nam và 1 Tổng Công ty là Vietnam Airlines. Trong đó, Vietnam Airlines vừa được phê duyệt ngày 10-9 với vốn điều lệ 14.000 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 75%, bán cho cổ đông chiến lược 20% và bán cho cổ đông khác 5%.
Không chỉ dừng lại ở con số 432 DN, Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ ngành địa phương tiếp tục rà soát các DN có vốn nhà nước để tiến hành cổ phần hóa. Theo đó, từ tháng 6-2014 đến nay đã có thêm khoảng 100 DNNN tham gia cổ phần hóa. Ngoài ra, trong số 432 DNNN dự kiến cổ phần hóa, hiện đã có 253 DN đang trong quá trình xác định giá trị DN. Dự kiến đến cuối năm 2014, khoảng 150 DN sẽ được phê duyệt cổ phần hóa và thực hiện bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư tỏ ý lo ngại về sự thành công của tiến trình cổ phần hóa DNNN do số vốn nhà nước nắm giữ tại các DN vẫn ở tỷ lệ khá lớn, do đó, nhà nước vẫn nắm quyền chi phối trong các hoạt động điều hành, quản trị và cơ cấu bộ máy. Ông Dũng cũng thừa nhận thực tế như trên tại nhiều DNNN đã tiến hành cổ phần hóa trước đây. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, việc thực hiện sẽ quyết liệt hơn cả. “Phần vốn nhà nước còn nắm giữ tại các DNNN không phải do nhà nước không muốn bán mà là do chưa bán được”, ông Dũng chia sẻ. Do đó, vừa qua, Chính phủ chỉ đạo các DNNN thực hiện cổ phần hóa rồi vẫn sẽ tiếp tục thoái vốn trong thời gian tới. Trên thực tế đã có những DN nhà nước không còn nắm giữ vốn như Tổng Công ty Xây dựng nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ông Võ Trí Thành cũng chỉ ra rằng, mục tiêu tổng thể của việc cổ phần hóa hiện nay chính là tìm cách để sử dụng phần vốn nhà nước tại các DNNN một cách có hiệu quả. Theo đó, các thông lệ và tiêu chuẩn quản trị quốc tế sẽ được đưa vào áp dụng tại các DNNN. “Dự kiến, đến năm 2020, số DNNN sẽ chỉ còn lại trên đầu ngón tay (trừ các DN hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng), còn lại sẽ chuyển hết cho khu vực tư nhân. Chẳng hạn như ở Tập đoàn Dệt may Việt Nam, mục tiêu là 100% vốn tư nhân, nhưng phải thực hiện theo lộ trình từng bước một” – ông Thành phát biểu.
Cơ hội "vàng" trên nhiều lĩnh vực
Trong tiến trình cổ phần hóa DNNN, các nhà đầu tư nước ngoài đã nhìn thấy rất nhiều cơ hội để rót vốn hoặc gia tăng đầu tư vào Việt Nam. Ông Georges Joseph Ghorra, đại diện Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), thuộc Ngân hàng Thế giới chia sẻ, IFC đầu tư ở Việt Nam từ 1994 với số vốn đầu tư cho tới thời điểm này là hơn 4.500 triệu USD với 123 dự án. Riêng trong năm 2013, IFC đã đầu tư 887 triệu USD trong đó chủ yếu cho lĩnh vực nhà hàng và dịch vụ về quản lý công ty. Theo ông Georges, IFC nhận thấy cơ hội rất lớn để đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt trong ngành hàng tiêu dùng ở tất cả các cấp độ. Bên cạnh đó, các lĩnh vực giáo dục, ngân hàng, thủy điện và năng lượng tái tạo cũng đang mở ra rất nhiều cơ hội lớn. Đặc biệt, vị đại diện IFC cho rằng, các sản phẩm trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang được giao dịch với mức lợi nhuận rất hấp dẫn so với các quốc gia Đông Nam Á khác. Theo đó, ông Georges cho biết, IFC đang rất tích cực đầu tư tại Việt Nam và sẵn sàng hỗ trợ nguồn lực tài chính để giúp đỡ DN đầu tư.
Bà Doan Nguyen Hansen, đại diện McKinsey & Company chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam trong thời gian sắp tới. Theo đó, nghiên cứu của McKinsey & Company cho thấy quá trình đô thị hóa tại Việt Nam sẽ diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Dự kiến đến năm 2030 sẽ có thêm hơn 10 triệu người di cư vào các khu vực đô thị. Số lượng hộ dân tiêu dùng cũng được dự đoán sẽ tăng hơn gấp đôi, từ 10 triệu lên 21 triệu vào năm 2030.
Tiếp đó, nếu phát huy được lợi thế, Việt Nam có thể đón dầu dòng thương mại toàn cầu, đặc biệt trong những ngành có khả năng hội nhập cao như tài chính, sức khỏe, tiêu dùng. “Việt Nam có lợi thế rất lớn về giá lao động. Vấn đề là làm cách nào để nâng cao kỹ năng, hiệu suất làm việc” – bà Doan Nguyen nhấn mạnh. Đặc biệt hơn cả, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam có tới 70% là sản phẩm thô, có giá trị gia tăng thấp. Đây chính là cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài với nguồn vốn và công nghệ hiện đại đầu tư nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Theo thống kê của McKinsey & Company, chỉ 20 DN của Việt Nam có doanh thu trên 1 tỷ USD, trong khi đó, rất nhiều DN đa quốc gia có mặt tại Việt Nam đạt được mức doanh thu ấn tượng này. Điều này cho thấy, nếu có được đối tác chiến lược tốt, các DN Việt Nam hoàn toàn có thể bước ra và phát triển thành DN hàng đầu trong khu vực./.