【nhận định blackburn】CEO Forum 2013: Thay đổi giúp DN vượt qua khó khăn
Với chủ đề “CEO 3.0: Dám thay đổi- Dám gặt hái” Vietnam CEO Forum 2013 với sự tham gia của các diễn giả đại diện cho nhiều lĩnh vực đã thảo luận nhiều vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng của giới CEO Việt như: Triển vọng kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam 2014: Cơ hội và thách thức với CEO; toàn cầu hóa đâu là thách thức; chiến lược nguồn nhân lực…
TheđổigiúpDNvượtquakhókhănhận định blackburno Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lí kinh tế Trung ương, kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phục hồi nhưng rất chậm, kinh tế trong nước cũng đang ở trong giai đoạn suy giảm tăng trường dài nhất kể từ sau đổi mới.
Trong môi trường kinh tế nhiều biến động nền kinh tế và doanh nghiệp phải đảm bảo được 4 yêu cầu là khả năng chịu đựng, hay đối phó thích nghi được với những biến động từ bên ngoài; sự bền vững trong tăng trưởng thay vì tốc độ tăng trưởng cao nhưng phá hoại môi trường; sự công bằng và bao dung với tất cả các tầng lớp trong xã hội không loại trừ bất kì nhóm nào ra khỏi quá trình tăng trưởng và năng lực cạnh tranh phải được nâng lên trước hết thông qua cải cách thể chế, chính sách khoa học công nghệ.
Theo các diễn giả sự thay đổi là một cột mốc quan trọng trong tương lai của các doanh nghiệp. Nó có thể giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, chắp cánh cho doanh nghiệp vươn lên tầm cao mới nhưng đồng thời nó cũng ẩn chứa nhiều rủi ro làm cho nhiều doanh nghiệp e ngại.
Bà Lê Thị Thúy Nga, Phó tổng giám đốc Công ty CP Giáo dục Anh Văn Hội Việt Mỹ cho rằng, hơn ai hết CEO là người luôn đứng trước những yêu cầu của sự thay đổi. Do đó, phải liên tục nhìn nhận vào ngành nghề kinh doanh của mình, phải tạo ra được thị trường mới, tìm ra hướng đi mới và sáng tạo các quy tắc cạnh tranh để dẫn dắt doanh nghiệp thành công.
Bên cạnh những vấn đề liên quan mật thiết đến giới CEO, nhiều vấn đề liên quan đến sự tăng trưởng của nền kinh tế trong nước cũng được “mổ xẻ” tại diễn đàn.
Theo nhận định của các diễn giả, trong khi các nước ASEAN tăng trưởng mạnh mẽ thì tăng trưởng của kinh tế Việt Nam lại thấp nhất trong 13 năm qua. Thu ngân sách hụt nghiêm trọng. Tình hình còn khó khăn trong hai năm tới nếu chưa cải cách mạnh mẽ và có hiệu lực. Tái cơ cấu kinh tế chưa đạt mục tiêu. Tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty nhà nước rất chậm. Những khó khăn lớn của nền kinh tế như nợ xấu, bất động sản, đầu tư công còn ở phía trước…
Ngoài ra, theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Việt Nam đang đứng trước các cơ hội và thách thức lớn từ hội nhập trong đó Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang được coi là một cơ hội lớn cho xuất khẩu và thu hút FDI. Đặc biệt, với cam kết của TPP Nhật Bản sẽ phải mở cửa thị trường nông sản và sẽ đầu tư vào Việt Nam để sản xuất hàng nông sản xuất khẩu trở lại Nhật. Tuy nhiên lần đầu tiên sau nhiều năm phát triển tốt nông nghiệp, nông dân đang gặp khó tồn kho nông sản tăng cao, đầu tư vào nông nghiệp giảm sút, nông dân thua lỗ, bỏ ruộng…
Do vậy, “một trong những việc Việt Nam cần làm để tận dụng lợi thế từ TPP là phải tái cấu trúc nông nghiệp, nông thôn và nông dân”- Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết.
Nguyễn Huế