“CÚ HÍCH” TRONG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO
BPO - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2016-2020,Đổithayởvugravengđặcbiệtkhoacutekhăkết quả bóng đá nữ nhật bản tỉnh Bình Phước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho công tác giảm nghèo. Qua đó đã tạo “cú hích” trong công tác này. Cùng với các nguồn lực của Nhà nước, các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng đã sáng tạo nhiều cách làm đột phá, khuyến khích nghị lực của nhiều hộ dân vươn lên thoát nghèo bền vững.
Đồng hành với người nghèo
Đầu năm 2020, vợ chồng ông Lâm PLố ở ấp Việt Tân, xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh là hộ nghèo nhất nhì khu dân cư. Hai ông bà đều hết tuổi lao động, ở căn nhà tôn tạm bợ lại không có con và vốn sản xuất, việc làm không ổn định nên thiếu trước hụt sau. Qua sự quan tâm của địa phương, năm 2020, hộ ông Lâm PLố được hỗ trợ kéo điện, xây nhà ở với kinh phí 60 triệu đồng, được cấp 2 con bò giống.
Mô hình nuôi bò của hộ ông Lâm PLố ở ấp Việt Tân, xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh
Có bò hỗ trợ, vợ chồng ông Lâm PLố nhận nuôi thêm 4 con bò rẽ (tức khi bò đẻ 2 con thì chia cho chủ hộ 1 con và gia đình được giữ lại 1 con). Cứ như thế, hiện đàn bò đã tăng lên 10 con. Tất cả đều to lớn, khỏe mạnh. Đồng nghĩa vợ chồng ông Lâm PLố đã thoát nghèo, vươn lên trở thành hộ khá trong vùng dân tộc thiểu số (DTTS).
Ngoài hỗ trợ bò thì mô hình hỗ trợ dê cho hộ DTTS nghèo ở xã Lộc Quang cũng phát huy hiệu quả cao. Hộ anh Lâm Lích ở ấp Chàng Hai là điển hình. Là hộ nghèo không đất sản xuất, không nhà ở lại đông con nên cái nghèo luôn đeo bám gia đình anh. Năm 2020, hộ anh Lâm Lích được hỗ trợ xây nhà ở 80 triệu đồng và cấp 3 con dê giống. Từ đó, gia đình anh làm chuồng trại và mua thêm 3 con dê về nuôi. Đến nay, dê của gia đình anh đã nhân đàn lên 10 con. Cùng với đó, vợ chồng anh Lâm Lích còn được cán bộ xã giới thiệu việc làm ổn định và đã vươn lên thoát nghèo.
Khơi dậy khát vọng thoát nghèo
Lộc Ninh là huyện có số hộ thoát nghèo cao nhất toàn tỉnh năm 2020. Để đạt được kết quả đó, huyện đề ra nhiều giải pháp sáng tạo, đột phá, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng. Mô hình được áp dụng nhiều vì tính khả thi, hiệu quả rõ rệt là hỗ trợ dê, bò giống cho hộ nghèo. Theo thống kê năm 2020, huyện Lộc Ninh đã hỗ trợ 64 hộ nghèo với 92 con bò, dê giống. Trong đó, ưu tiên 2 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) là Lộc Quang và Lộc Phú. Nhận hỗ trợ của Nhà nước, các hộ còn mua thêm bò, dê giống hoặc nuôi rẽ để nhân đàn nên sớm phát huy hiệu quả.
Ngoài ra, thông qua chương trình giảm 1.000 hộ nghèo DTTS của tỉnh, năm 2020, Lộc Ninh hỗ trợ 280 hộ nghèo gần 30 tỷ đồng. Đồng thời, xây dựng và bàn giao 127 căn nhà đại đoàn kết với tổng kinh phí 12,4 tỷ đồng. Từ các nguồn đầu tư, hỗ trợ sau 1 năm, Lộc Ninh giảm được 856 hộ nghèo, vượt 76 hộ so với nghị quyết đề ra. Đến nay, huyện còn 453 hộ nghèo (284 hộ DTTS), chiếm 1,4% tổng số hộ dân. Thị trấn Lộc Ninh và 3 xã: Lộc Thạnh, Lộc Tấn, Lộc Điền hiện không còn hộ nghèo.
Đầu năm 2017, Bình Phước có 12.772 hộ nghèo, chiếm 5,37% tổng số hộ dân; đến đầu năm 2021 giảm còn 3.568 hộ, chiếm 1,34% tổng số hộ dân. Trong đó, hộ nghèo DTTS giảm còn 1.803 hộ, chiếm 50,53% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh. |
Bà Trần Thị Bích Lệ, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch UBMTTQVN huyện Lộc Ninh chia sẻ: “Ngoài các nguồn lực hỗ trợ, Lộc Ninh đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động khơi dậy ý chí, khát vọng vươn lên thoát nghèo của người dân. Khi thông tư tưởng, mỗi hộ tự lực vươn lên thoát nghèo mà không còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Nhờ đó, công tác giảm nghèo mới hiệu quả, bền vững”.
Sau Lộc Ninh, công tác giảm nghèo ở huyện Bù Gia Mập cũng đạt nhiều kết quả khả quan. Là huyện có số thôn, xã ĐBKK và hộ nghèo cao nhất tỉnh, Bù Gia Mập nhận được quan tâm, vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Đầu năm 2020, toàn huyện có 1.914 hộ nghèo, chiếm 9,86% tổng số hộ dân thì cuối năm giảm còn 1.161 hộ, chiếm 5,75% tổng số hộ dân; tức giảm 806 hộ nghèo, trong đó 501 hộ DTTS.
Tổng hợp nguồn lực để tạo bước đột phá
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các nguồn hỗ trợ giảm nghèo của tỉnh năm 2020 khá lớn và đồng bộ, hỗ trợ của Trung ương hơn 401 tỷ đồng, chính sách đặc thù của tỉnh (chương trình giảm 1.000 hộ nghèo DTTS) hơn 116 tỷ đồng. Ngoài ra, UBMTTQVN tỉnh còn vận động, hỗ trợ xây mới 177 căn nhà, trị giá 15,44 tỷ đồng; hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 hơn 33 tỷ đồng. Từ đó, năm 2020 toàn tỉnh giảm 3.123 hộ nghèo, đạt 122% kế hoạch. Riêng hộ nghèo DTTS giảm 1.548 hộ, đạt 119% kế hoạch và đạt 155% chỉ tiêu Tỉnh ủy giao.
Để thực hiện hiệu quả công tác xóa nghèo thì các cấp, ngành phải quyết liệt, chặt chẽ từ khâu rà soát đối tượng, nhu cầu thoát nghèo. Có như vậy, việc hỗ trợ của Nhà nước mới không bị lãng phí, thất thoát. Để giảm nghèo bền vững, ý thức người dân, người thụ hưởng là rất quan trọng. Bởi khi người dân thay đổi được nhận thức, phấn đấu vươn lên thoát nghèo, không còn trông chờ, ỷ lại thì các chính sách hỗ trợ mới hiệu quả và bền vững. |
Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch UBMTTQVN huyện Bù Gia Mập Nguyễn Xuân Hùng |
Năm 2021, tỉnh Bình Phước đề ra mục tiêu giảm 2.000 hộ nghèo. Trong đó, UBND tỉnh tiếp tục ban hành kế hoạch thực hiện chương trình giảm 1.000 hộ nghèo DTTS, kinh phí hơn 89 tỷ đồng. Chương trình tập trung hỗ trợ đất ở 30 hộ, nhà ở: xây mới 267 căn và sửa chữa 240 căn, xây 443 nhà vệ sinh, kéo điện lưới cho 261 hộ, mua tivi cho 332 hộ, khoan giếng, đào giếng, cấp bồn nước sinh hoạt cho 488 hộ. Ngoài ra, còn hỗ trợ các nhu cầu khác như: vay vốn ưu đãi, đào tạo nghề, hỗ trợ tạo việc làm để tăng thu nhập...
2 địa phương được quan tâm hỗ trợ nhiều nhất tỉnh trong chương trình giảm 1.000 hộ nghèo DTTS năm 2021 là Bù Gia Mập 362 hộ và Lộc Ninh 203 hộ. Phần lớn tập trung cho các xã ĐBKK như: Đắk Ơ, Bù Gia Mập, Phú Văn, Lộc Quang, Lộc Phú. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để các xã ĐBKK trên địa bàn tỉnh tạo “cú hích” giảm nghèo trong thời gian tới.