Chết yểu vì thiếu vốn
Theàởxãhộiđiêuđứngvìthiếuvốvizela – sportingo Bộ Xây dựng, hầu hết dự ánnhà ở xã hội đang thực hiện nằm ở Hà Nội và TP.HCM. Các dự án này được phê duyệt từ rất lâu, nhưng đang điêu đứng vì thiếu vốn.
. |
Chẳng hạn, Tổ hợp Nhà ở xã hội và Dịch vụ thương mại AZ Thăng Long (tại xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội) được phê duyệt từ đầu năm 2014, nằm trong diện được vay vốn gói vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng. Dự án có quy mô 4 tòa nhà 35 tầng, cung cấp 1.496 căn hộ.
Cuối năm 2014, chủ đầu tưvà ngân hàngđã ký hợp đồng tín dụng tài trợ vốn cho Dự án theo gói tín dụng 30.000 tỷ đồng và cho 100% khách hàng vay mua nhà. Không lâu sau đó, dự án được khởi công với cam kết bàn giao vào cuối năm 2017. Hợp đồng mua nhà cũng được ký kết với phương thức thanh toán chia thành 8 đợt. Thế nhưng, đến cuối năm 2016, chủ đầu tư ra thông báo dừng thi công với lý do thiếu vốn khi mới xây dựng phần thô.
Trường hợp khác là Dự án Nhà ở xã hội 584 - Lũy Bán Bích (quận Tân Phú, TP.HCM), do Công ty 584 làm chủ đầu tư đã dừng thi công từ năm 2014, vì chủ đầu tư không có tiền để tiếp tục hoàn thiện Dự án, ngân hàng cũng không cho vay, dù chủ đầu tư đã bán hết sản phẩm cho khách.
Câu chuyện khôi hài nhất vừa xảy ra tại TP.HCM là việc Công ty Địa ốc Hoàng Quân, đơn vị liên kết phát triển Dự án Nhà ở xã hội 35 - Hồ Học Lãm (quận Bình Tân) đã kêu gọi khách hàng muốn nhận nhà thì cho Công ty vay 20% giá trị hợp đồng căn hộ với lãi suất 1%/tháng để tiếp tục thực hiện dự án này, bởi Công ty đã hết vốn, trong khi Dự án đã quá hạn bàn giao từ lâu.
Tìm hướng cứu dự án nhà ở xã hội
Ông Trần Đức Vinh, Tổng giá đốc Công ty cổ phần Bất động sảnTrần Anh Group cho biết, NHNN liên tục thông tin về các gói vay hỗ trợ nhà ở xã hội sau khi gói vay 30.000 tỷ đồng kết thúc, song thực tế, chưa thấy gói nào đi vào thực hiện. Bên cạnh đó, việc chỉ đưa ra những gói vay nhỏ theo kiểu nhỏ giọt sẽ rất khó cứu thị trường.
Đại diện Bộ Xây dựng cho rằng, hiện có 2 nguyên nhân khiến các dự án nhà ở xã hội gặp khó.
Thứ nhất, vốn ngân sách bố trí cho Ngân hàng Chính sách xã hội phục vụ phát triển nhà ở xã hội trong giai đoạn 2018 - 2020 chỉ có 1.262 tỷ đồng trên tổng số 9.000 tỷ đồng, mới đáp ứng khoảng 13% yêu cầu của Ngân hàng Chính sách xã hội. Trong đó, riêng năm 2018, ngân hàng này được giao 500 tỷ đồng, nhưng đến nay vẫn chưa được giải ngân.
Theo quy định, với số vốn được giao 500 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách xã hội huy động thêm 500 tỷ đồng nữa để thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội và chỉ cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân. Trong khi đó, nguồn vốn cấp bù lãi suất cho các tổ chức tín dụng để cho vay thực hiện chính sách nhà ở xã hội đến nay vẫn chưa được bố trí.
Thứ hai, chính quyền tại một số địa phương chưa quan tâm đến việc phát triển nhà ở xã hội. Chủ đầu tư cũng chưa chủ động đầu tư xây dựng loại nhà ở có diện tích nhỏ, giá thấp. Cơ cấu nguồn cung căn hộ nhà ở bị mất cân đối, các hộ nghèo, thu nhập thấp không đủ khả năng và điều kiện để cải thiện chỗ ở.
Theo Bộ Xây dựng, để đảm bảo mục tiêu phát triển nhà ở xã hội trong giai đoạn 2016 - 2020, đến năm 2020, phấn đấu thực hiện đầu tư xây dựng tối thiểu 12,5 triệu mét vuông sàn nhà ở xã hội cho các đối tượng có thu nhập thấp và công nhân lao động tại các khu công nghiệp.
Đồng thời, để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệpđang triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng đề nghị Chính phủ bổ sung vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội 3.000 tỷ đồng để thực hiện đến năm 2020. Bên cạnh đó, cấp cho các tổ chức tín dụng để bù lãi suất cho vay trong năm 2018 là 3.431 tỷ đồng.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, nhu cầu mua nhà ở xã hội vẫn rất lớn. Do vậy, kiến nghị bổ sung tín dụng cho phân khúc nhà ở xã hội của Bộ Xây dựng nếu được đáp ứng thì sẽ có nhiều dự án được xây dựng, giúp nhiều người thu nhập thấp có cơ hội mua được nhà ở, đồng thời góp phần giải quyết tình trạng dự án nhà ở xã hội chậm triển khai vì thiếu vốn như hiện nay.