88Point

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&am lịch thi đấu cúp c một

【lịch thi đấu cúp c một】Nhà nông gặp khó vì tiêu chết, rớt giá

The nlịch thi đấu cúp c mộto Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), hiện tổng diện tích cây tiêu trên địa bàn tỉnh là 17.178 ha, tăng 726 ha so năm 2017. Tuy nhiên, gần đây năng suất tiêu giảm đáng kể, niên vụ 2017-2018 chỉ đạt 14 tạ/ha, sản lượng giảm hơn 40% so niên vụ 2016-2017. Bệnh chết nhanh làm hồ tiêu chết hàng loạt, mức độ gây hại trên 70%, tập trung ở một số huyện, thị xã như: Bù Gia Mập 310 ha, Bình Long 79 ha, Hớn Quản 54 ha, Bù Đốp 41,1 ha, Lộc Ninh 25,5 ha và Đồng Phú 8,5 ha.

Vườn tiêu của gia đình ông Đỗ Đức Dĩnh ở ấp Thanh Sơn, xã Thanh An, huyện Hớn Quản

Theo nhận định của Sở NN&PTNT, một trong những nguyên nhân dẫn đến các vườn tiêu bị chết hàng loạt ngoài do biến đổi khí hậu còn vì vào cuối năm 2014-2016 giá tiêu tăng cao, có thời điểm lên đến 220 ngàn đồng/kg nên người dân ồ ạt chuyển đổi diện tích cao su, điều, cây ăn trái... sang trồng tiêu. Việc trồng tiêu tự phát không theo quy hoạch ở những vị trí đất không phù hợp, cây giống trôi nổi trên thị trường cộng với mưa nhiều, độ ẩm cao... khiến các dịch bệnh hại hồ tiêu dễ bùng phát và lây lan, điển hình là bệnh chết nhanh chết chậm. Bên cạnh đó, giá tiêu giảm sâu khiến nhiều nông dân bỏ vườn tiêu, không chăm sóc nên cây bị suy kiệt.

Tiêu chết không rõ nguyên nhân

Cách đây 4 tháng, hàng ngàn nọc tiêu của gia đình anh Lê Đình Thành ở ấp Thanh Sơn, xã Thanh An, huyện Hớn Quản đột nhiên ngả vàng, rụng lá, chết không rõ nguyên do. Ngay sau khi phát hiện tiêu có dấu hiệu bệnh, anh Thành thuê máy cuốc đào mương sâu nhằm cách ly hồ tiêu bị bệnh nhưng vẫn không ăn thua. Tiêu chết thành từng cụm rồi lây lan nhanh sang các cây khác ngay trong thời điểm cây tiêu hồi sức cho vụ mới khiến hộ anh Thành như ngồi trên đống lửa”. Ngoài số nọc tiêu chết hẳn, những nọc tiêu kịp thời được cách ly tuy không bị lây bệnh nhưng cũng èo uột, thiếu sức sống. Khi hỏi về nguyên nhân tiêu chết, chính anh là thành viên Câu lạc bộ tiêu sạch huyện Hớn Quản cũng không lý giải được. Chung cảnh, hơn 500 nọc tiêu trong tổng 800 nọc của hộ ông Đỗ Đức Dĩnh, ngụ cùng ấp Thanh Sơn cũng mắc bệnh và chết. Ông Dĩnh đã đem mẫu tiêu chết đến cửa hàng vật tư nông nghiệp để được hướng dẫn mua thuốc trị bệnh. Ông đã chi hơn 15 triệu đồng mua thuốc bảo vệ thực vật phun làm 3 đợt đúng quy trình hướng dẫn nhưng không hiệu quả.

Không khá hơn, hơn 2.000 nọc tiêu chuẩn bị vào giai đoạn thu chính của gia đình anh Trương Văn Nghiệp ở ấp Tân Phước, xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp bị bệnh chết nhanh cách đây hơn 4 tháng. Chỉ trong thời gian ngắn, hàng trăm nọc tiêu bỗng ngả vàng, rụng lá, gốc rễ thối đen và không ngừng lây lan khiến hộ anh không kịp trở tay.

Theo các chuyên gia, cây tiêu bị bệnh chết nhanh khi nhổ lên thấy toàn bộ rễ thối đen, phần thân sát mặt đất bị thối rã, vỏ cây bong ra, mùi hôi nhẹ. Khi đã xuất hiện, bệnh sẽ làm cây chết hàng loạt, việc phòng và trị bệnh rất khó khăn, tốn kém và thường không mang lại hiệu quả vì khi triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài thì bộ rễ tiêu đã bị nấm tấn công trước đó 1-2 tháng. Cây tiêu khi bị bệnh chết chậm thường sinh trưởng kém kèm theo những dấu hiệu giống bệnh chết nhanh như thân èo uột, xuống lá, đốt rụng, gốc, rễ thối, mạch dẫn nhựa của thân dây chuyển màu nâu đen... Cho đến khi cây chết, quá trình này kéo dài vài ba tháng đến cả năm.

Tiêu chết, giá xuống thấp trong khi tiền thuê nhân công hái tiêu lại cao khiến nhiều nông hộ khó chồng khó, không ít hộ đã và đang chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Anh Nguyễn Văn Nam ở ấp 6B, xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh cho biết: “Gia đình tôi có hơn 3 ha đất trồng tiêu, cao su và một số cây ăn trái. Trong bối cảnh tiêu và cao su rớt giá, tiền vật tư lại cao, tôi đã cắt bỏ hơn 1 ha tiêu và cao su, chuyển sang trồng sầu riêng. Chỉ với 16 cây sầu riêng giống J6 và Mongthon mà năm vừa rồi gia đình tôi thu gần 100 triệu đồng. Trong khi đó, 1 ha tiêu và cao su trừ chi phí nhân công, vật tư thu chưa tới 40 triệu đồng”.

Cùng ấp 6B, xã Lộc Tấn, hộ ông Trần Xuân Thái mặc cho giá giảm liên tục vẫn chăm sóc, duy trì vườn tiêu 6 sào. Ông thường xuyên tìm hiểu, nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh chết nhanh, chết chậm và một số bệnh thường gặp trên cây tiêu để sớm phát hiện, xử lý bệnh kịp thời. Ông cho rằng, cây tiêu sinh trưởng phát triển tốt nếu tưới đủ nước, vườn thông thoáng, không ứ đọng, đặc biệt đất trồng phải được phơi và xử lý kỹ bằng vôi trước khi trồng. Thời điểm này, vườn tiêu mặc dù vẫn tươi tốt, không dịch bệnh nhưng giá tiêu xuống quá thấp khiến gia đình ông gặp rất nhiều khó khăn. Ông cho biết đợi giá tiêu nhích lên bán có lời sẽ mua dê về nuôi để tận dụng lá từ nọc sống của cây nuôi dê tăng thu nhập, lấy ngắn nuôi dài.

Các ngành chức năng vào cuộc

Để hỗ trợ nông dân vượt qua những khó khăn trong bối cảnh tiêu mất mùa, rớt giá, khan hiếm nhân công, Sở NN&PTNT đã tham mưu UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ sản xuất cho nông dân, đồng thời đề nghị người dân thu hoạch tiêu tránh làm cây suy kiệt. Trong dự án phát triển tiêu bền vững, Công ty TNHH chế biến gia vị Nedspice Việt Nam sẽ đồng hành với nhà nông về kỹ thuật cũng như thu mua hồ tiêu. Sở đã đề nghị UBND các huyện, thị xã hỗ trợ nông dân thu hoạch tiêu. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng tích cực khuyến cáo người dân không nên bỏ thu hoạch sẽ khiến hồ tiêu kiệt sức trong vụ tiếp theo. Không chuyển đổi ồ ạt sang trồng cây khác, sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế, chỉ nên chuyển đổi những vườn tiêu trên đất quá trũng hoặc quá cao, năng suất kém.

Bà Lê Thị Ánh Tuyết, Phó giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Hiện sở đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch chuyển đổi một phần diện tích cây tiêu bằng một số cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. Đồng thời khuyến cáo nông dân không nên trồng lại cây tiêu trên diện tích tiêu đã chết vì hiện nay quy mô vượt kế hoạch đề ra là 17.000/14.000 ha.

Đức Hiến - Đào Bằng

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap