TheấygìquaviệcôngTrầnĐăngTuấnbịloạikhỏidanhsáchĐlucky88 appo đó, ông Trần Đăng Tuấn cùng với 45 ứng viên tự do khác đã bị loại sau khi 83 đại biểu biểu quyết bằng hình thức giơ tay.
Trao đổi với báo chí, ông Trần Đăng Tuấn cho biết, ông không ngạc nhiên khi nghe tin mình bị loại khỏi danh sách.
“Tôi không bình luận về kết quả hiệp thương. Họ có trách nhiệm với cử tri của họ, tôi có suy nghĩ và trách nhiệm của tôi. Tôi nghĩ họ khó hơn tôi”, ông Tuấn nói.
Ông Trần Đăng Tuấn. Ảnh Hiệu Minh - Zing.vn
Việc Nhà báo, TS Trần Đăng Tuấn bị loại khỏi danh sách ứng viên ĐBQH, cá nhân ông Tuấn cho rằng đó là chuyện bình thường, nhưng đối với nhiều người, đây thực sự là tin “sốc” và họ thấy tiếc vì nghị trường đợt này không có ông.
Ông Tuấn trước kia là Phó Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV), tức ngang hàng Thứ trưởng. Có lẽ trong nhiều năm trở lại đây, ông Tuấn và ông Lê Huy Ngọ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là hai người hiếm hoi xin từ “quan” khi còn đương chức.
Ông Ngọ bị kỷ luật vì đã buông lỏng quản lý, để Công ty Tiếp thị đầu tư thương mại do Lã Thị Kim Oanh làm giám đốc vi phạm pháp luật, làm thất thoát hơn 100 tỷ đồng. Trước đó, tại Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 9, ông Ngọ đã bị kỷ luật Đảng với hình thức cảnh cáo. Như vậy, ông Ngọ xin từ chức cũng vì “bất đắc dĩ”.
Trường hợp của ông Trần Đăng Tuấn thì khác. Ông không vi phạm, không dính líu tới bê bối nào, trái lại còn là người có công lớn cho ngành truyền hình Việt Nam nói chung và cho VTV nói riêng.
Sau khi rời “ghế nóng” VTV, ông Tuấn miệt mài với công tác từ thiện cho trẻ em vùng cao thông qua chương trình “Bữa cơm có thịt”. Hiện ông đang là Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ trò nghèo vùng cao với các hoạt động từ thiện khắp các tỉnh miền núi.
Tuy hàng ngày rong ruổi vùng sâu vùng xa buồn vui cùng lũ trẻ, nhưng Nhà báo Trần Đăng Tuấn vẫn không quên được nghề. Ông rất chịu khó cập nhật tin tức thời sự - chính trị xã hội. Bằng chứng là mỗi khi có sự kiện, chính sách nào đưa ra thấy chưa hợp lý, ông đều có những phản biện nhanh nhạy, lập luận chặt chẽ, hợp lý hợp tình thông qua trang facebook cá nhân. Vì là một người “nổi tiếng” nên chia sẻ nào của ông Tuấn viết ra cũng được đông đảo anh em báo chí quan tâm, khai thác.
Đơn cử như đề án thay thế 6.700 cây xanh của Hà Nội, ông Trần Đăng Tuấn có lẽ là người đầu tiên lên tiếng mạnh mẽ phản đối việc này.
Nhiều người đánh giá ông Trần Đăng Tuấn có tâm, có tầm. Khi ông tham gia ứng cử ĐBQH đã dậy lên làn sóng ủng hộ ông trên hầu hết các diễn đàn, mạng xã hội. Ai cũng hi vọng ông Tuấn trúng cử, bởi một người có trình độ, tâm huyết như ông, nếu là ĐBQH chắc chắn sẽ có thêm nhiều đóng góp hữu ích cho xã hội.
Làn sóng ủng hộ ông Tuấn ứng cử ĐBQH mạnh như thế nào thì giờ đây, lúc nghe tin ông bị loại, làn sóng ấy lại một lần nữa dậy lên trên khắp diễn đàn nhưng đầy nỗi bâng khuâng, nuối tiếc.
Thế mới thấy cuộc đời này phức tạp và không phải lúc nào người tài đã được tất cả mến yêu. Như lí giải của bà Phó Chủ tịch MTTQ Hà Nội Lê Thị Kim Oanh: "Ở đây, với số lượng, cơ cấu, thành phần được phân bổ chỉ có hạn nên chúng ta nói với nhau nôm na là ‘so bó đũa, chọn cột cờ’ chứ không phải những người đó không đủ tiêu chuẩn, phẩm chất, đạo đức, uy tín, trách nhiệm".
>> Sinh viên ra trường làm ‘thằng ăn bám’: Đã kém cỏi thì đừng trách ai!
Viết Cường