您现在的位置是:88Point > Ngoại Hạng Anh

【trận đấu werder bremen】Nợ xấu đã tăng mạnh, nhưng bộ đệm dự phòng lại "mỏng" đi

88Point2025-01-10 09:24:57【Ngoại Hạng Anh】9人已围观

简介Nợ xấu ngân hàng dự báo tiếp tục tăngNếu dịch bệnh còn diễn biến phức tạp thì nợ xấu ngân hàng sẽ ti trận đấu werder bremen

Nợ xấu ngân hàng dự báo tiếp tục tăng
Nếu dịch bệnh còn diễn biến phức tạp thì nợ xấu ngân hàng sẽ tiếp tục gia tăng
Tăng dự phòng cho nợ xấu,mỏngtrận đấu werder bremen ngân hàng phải hy sinh lợi nhuận
Nhiều ngân hàng duy trì được tỷ lệ nợ xấu dưới 1% trong quý 1/2022. Biểu đồ: H.Dịu
Nhiều ngân hàng duy trì được tỷ lệ nợ xấu dưới 1% trong quý 1/2022. Ảnh: Internet

Nợ xấu đã tăng hơn 10%

Thống kê báo cáo tài chính quý 1/2022 của 27 ngân hàng cho thấy, tính đến cuối tháng 3/2022, tổng nợ xấu nội bảng của 27 ngân hàng đã lên tới gần gần 109,7 nghìn tỷ đồng, tăng 10,6% so với đầu năm.

Trong số 27 ngân hàng thì có 9 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu giảm. Ở chiều ngược lại, OCB, TPBank, Vietcombank là 3 ngân hàng có tốc độ tăng nợ xấu cao nhất ngành.

Nợ xấu đã tăng mạnh, nhưng bộ đệm dự phòng lại
Techcombank dẫn đầu về tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp. Biểu đồ: H.Dịu

Cụ thể, tính đến 31/3/2022, tổng nợ xấu tại OCB ghi nhận hơn 2.293 tỷ đồng, tăng thêm 943 tỷ đồng, tương đương tăng 70% so với đầu năm. Trong cơ cấu các nhóm nợ, nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tại OCB tăng mạnh nhất 140% lên hơn 698 tỷ đồng. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tăng từ 1,32% lên 2,17%.

TPBank có tổng nợ xấu tăng tới 48% lên 1.714 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 4 tăng mạnh nhất tới 80% lên hơn 629 tỷ đồng, tiếp đến là nợ nhóm 5 tăng 50% hơn 447 tỷ đồng và nợ nhóm 3 cũng tăng 25% lên gần 638 tỷ đồng. Việc này khiến tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tại TPBank tăng từ 0,82% hồi cuối năm 2021 lên 1,14%.

Vietcombank cũng ghi nhận 8.372 tỷ đồng nợ xấu, tăng tới 37% so với hồi cuối năm 2021. Trong đó, nợ nhóm 3 tăng 95% lên hơn 1.459 tỷ đồng. Vì thế, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 0,64% đầu năm lên 0,81% - vẫn ở mức thấp so với nhiều ngân hàng trong hệ thống.

Ngoài ra, nhiều ngân hàng khác cũng có nợ xấu tăng mạnh trong kỳ, với mức tăng tới 20-30% như Saigonbank, NCB, HDBank, MB… Tuy nhiên, nhiều ngân hàng vẫn duy trì tỷ lệ nợ xấu rất thấp, dưới 1% như Techcombank, BIDV, Vietcombank, ACB, MB, BacABank.

Techcombank đang là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu nội bảng thấp nhất, chỉ 0,66%, giảm nhẹ so với mức 0,67% hồi đầu năm. Tính đến cuối quý 1/2022, tổng nợ xấu nội bảng của ngân hàng này đã tăng thêm gần 148 tỷ lên mức là 2.441 tỷ, nhưng dư nợ cho vay của Techcombank rất lớn, lên tới 365.742 tỷ đồng nên giữ được tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp. Đáng nói, Techcombank cũng là ngân hàng sở hữu nhiều trái phiếu doanh nghiệp, nên nếu xét tỷ lệ nợ xấu/tổng tín dụng, tỷ lệ này của Techcombank chỉ ở mức 0,57%.

Các ngân hàng thương mại khác có tỷ lệ nợ xấu tương đối thấp tính đến cuối quý 1, chỉ dao động trong khoảng từ 1-1,5% như TPBank, VietinBank, Sacombank, LienVietPostBank.

Nợ xấu đã tăng mạnh, nhưng bộ đệm dự phòng lại
Nợ xấu còn tiềm ẩn rủi ro gia tăng tại các ngân hàng. Biểu đồ: H.Dịu

VPBank, Vietbank và NCB đang là những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong nhóm 27 ngân hàng khảo sát, lần lượt 4,83%, 4,26% và 3,73%. Trong đó, VPBank khá “bền bỉ” giữ thứ hạng này bởi ngân hàng này phải “gánh” thêm khối lượng nợ đến từ công ty con là FE Credit – đang chiếm khoảng 63% tổng dư nợ. Nên nếu chỉ tính riêng ngân hàng mẹ, số dư nợ xấu tăng 20% lên gần 6.746 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 2,27%.

Bộ đệm dự phòng có xu hướng "mỏng" đi

Mặc dù nợ xấu đang có xu hướng tăng khá mạnh, nhưng theo các chuyên gia, nợ xấu còn có thể “xấu” hơn bởi đang tiềm ẩn trong nhiều khoản nợ được cơ cấu lại theo các thông tư về hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi Covid-19 của Ngân hàng Nhà nước. Đăc biệt, Thông tư 14/2021/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng Covid-19 hết hạn vào ngày 30/6/2022 tới đây. Nếu không được gia hạn thì khả năng, nợ xấu sẽ càng gia tăng.

Vì thế, áp lực trích lập dự phòng của các ngân hàng đang ngày càng lớn. Thống kê 27 ngân hàng cho thấy, 3 tháng đầu năm 2022, trích lập dự phòng rủi ro đã tăng thêm 9.620 tỷ đồng lên 159,2 nghìn tỷ đồng, tương đương tăng 6,4% so với cuối năm 2021.

Nhưng mức độ tăng trích lập này rõ ràng chưa tương xứng với tốc độ tăng nợ xấu như đã nêu ở phần trên, khiến tỷ lệ trích lập dự phòng bao nợ xấu trung bình của các ngân hàng giảm nhẹ từ 118% hồi đầu năm xuống còn 112% khi kết thúc quý 1/2022.

Trong quý 1/2022, 15/27 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm. Trong đó, Vietcombank dù vẫn đang dẫn đầu hệ thống mức 373% nhưng đã giảm tới 52 điểm % so với mức cao kỷ lục 424% hồi cuối năm 2021. Tương tự, tỷ lệ trích dự phòng bao nợ xấu tại BIDV cũng giảm tới 51 điểm %, tại TPB giảm 27 điểm %...

Bên cạnh đó, 16 ngân hàng có tỷ lệ bao phù nợ xấu dưới 100%. ABBank, Vietbank, Saigonbank và PGBank có tỷ lệ bao phủ nợ xấu dưới 50%.

很赞哦!(5)