Báo cáo phát hành chiều muộn ngày 3.9 của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định.
VDSC tạm cho rằng,ángkỳvọngthôngtinvềroomngoạichocácngànhnghềstuttgart – gladbach 3 nhóm ngành bao gồm ngân hàng, dầu khí, bất động sản là những nhóm trụ cột của thị trường. Trong vòng hai tháng trở lại đây, dòng tiền dường như có sự luân chuyển giữa ba nhóm này, đặc biệt là sự hồi phục của thị trường từ mức thấp nhất của tháng 8.2015 có sự trợ giúp đáng kể của cổ phiếu ngành dầu khí.
Theo chuyên viên ngành của VDSC, cổ phiếu dầu khí hồi phục đáng kể trong tuần cuối tháng là nhờ diễn biến của giá dầu thế giới. Giá dầu và diễn biến giá của các cổ phiếu dầu khí được xem là có tương quan cao, trong ngày lễ 2.9, giá dầu thô ngọt nhẹ giao ngay WTI đã có sự phục hồi nhẹ, tăng 1,82%; trong khi giá dầu Brent cũng tăng 1,86%.
Tuy nhiên, sau ngày lễ, diễn biến của giá cổ phiếu dầu khí không song hành giá dầu trong phiên ngày 3.9.
“Có lẽ hầu hết nhà đầu tư đều nhận định giá dầu không có cơ hội hồi phục mạnh từ nay đến cuối năm cũng như năm sau, do đó, phần lớn nhà đầu tư vào cổ phiếu dầu khí thời gian qua là những nhà đầu tư lướt sóng, không có ý định nắm giữ. Vì vậy mà áp lực chốt lời sau đợt tăng vừa qua là dễ thấy”, Công ty này bình luận.
Bên cạnh đó, diễn biến của cổ phiếu ngành dầu khí phần nào cho thấy cảm nhận của nhà đầu tư về rủi ro đối với ngành này trong thời gian tới là chưa hề thuyên giảm, cho dù, giá dầu có phục hồi nhẹ trong vài ngày vừa qua. Do vậy, “chiến lược đầu tư ngược xu hướng với nguyên lý tận dụng sự hoảng loạn thật sự của thị trường cho đến nay dường như vẫn chưa có cơ hội để áp dụng”, báo cáo viết.
P/E ở mức hấp dẫn, nhưng quyền ra giá lại đang nằm trong tay người mua. Ảnh: DT |
VDSC còn cho rằng, tháng 9 được kỳ vọng là thời điểm thông tư hướng dẫn các ngành nghề mà nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu trên 50% sẽ được công bố. Trong khi cổ phiếu các ngành khác chưa “động đậy”, nhóm cổ phiếu chứng khoán đã có sự phản ứng khá tích cực với thông tin này từ trước khi thông tư được chính thức ban hành.
Nhận định về thị trường tại thời điểm hiện tại, VDSC cho rằng, tâm lý nhà đầu tư vẫn còn nhiều dè dặt và dòng tiền chưa thật sự mặn mà với thị trường. Những lo ngại của nhà đầu tư, ngoài tình hình kinh tế vĩ mô trong nước còn là bức tranh suy giảm kinh tế toàn cầu và những căng thẳng địa chính trị không ồn ào nhưng vẫn âm ỉ, sẽ khiến thị trường hình thành một ngưỡng cản tâm lý, hay chính là cận trên mà chỉ số VN-Index khó có thể vượt qua trong ngắn hạn.
Trong khi đó, về cận dưới, VDSC lại cho rằng: “Cận dưới sẽ rất vô chừng, tùy theo tâm lý cũng như đánh giá của nhà đầu tư về độ “mắc (đắt)-rẻ” của thị trường”.
Nếu xét từ góc độ P/E (giá/lợi nhuận), chỉ số P/E Việt Nam đang ở mức 10,8, mức hấp dẫn so với 1 số quốc gia trong cùng khu vực như: Malaysia (15,1), Hàn Quốc (17,8) và Thái Lan (17,7). Tuy nhiên, “quyền ra giá hẳn nhiên đang nằm trong tay người mua. Với tâm lý hiện tại vẫn còn giằng co, chúng tôi nghĩ rằng việc trading ngắn hạn sẽ ẩn chứa nhiều rủi ro; đồng thời, việc tích lũy cổ phiếu cho mục tiêu dài hạn nên được thực hiện trong những phiên giảm điểm”, VDSC khuyến nghị./.
Duy Thái