Đường sắt đô thị Hà Nội liệu có chung số phận với buýt nhanh BRT?ịchbảnđiềuchỉnhmạnglướixebuýtkhituyếnđườngsắttrêncaohoạtđộtylekeo 888 | |
Hầu hết các dự án đường sắt đô thị đang thực hiện đều phải điều chỉnh tổng mức đầu tư | |
Dự kiến giá vé tàu Cát Linh- Hà Đông cao nhất là 15.000 đồng/lượt | |
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông |
Theo kịch bản thứ nhất, trong 15 ngày đầu chạy miễn phí sẽ tổ chức khai thác các tuyến buýt như phương án hiện đang vận hành. Các chỉ tiêu khai thác giữ nguyên như hiện tại để đảm bảo việc đi lại của hành khách không bị xáo trộn trong thời gian trải nghiệm miễn phí hệ thống đường sắt đô thị trong 15 ngày đầu vận hành thương mại.
Kịch bản thứ hai, sau thời gian chạy miễn phí, đường sắt 2A hoạt động bình thường với 10 đoàn tàu sẽ tổ chức, điều chỉnh lại các tuyến buýt đảm bảo nguyên tắc và mục tiêu kết nối, trung chuyển hành khách giữa hệ thống xe buýt với tuyến đường sắt đô thị. Cụ thể, Hà Nội sẽ điều chỉnh có lộ trình đối với 4 tuyến buýt (tuyến số 02, 21, 27, 33) tăng số tuyến kết nối tại các ga đầu, cuối; duy trì hoạt động của 20 tuyến buýt kết nối ngang, lộ trình trùng với tuyến đường sắt đô thị 2A, trùng lộ trình với tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông trong giai đoạn 3 tháng đầu khi tàu đi vào khai thác thương mại.
Đồng thời, Hà Nội sẽ điều chỉnh tuyến buýt số 33 (Bến xe Yên Nghĩa - Xuân Đỉnh) thành tuyến buýt kết nối ngang (Cụm công nghiệp Thanh Oai - Xuân Đỉnh) kết nối với tuyến đường sắt đô thị tại 2 ga (Hà Đông, Văn Khê), cắt bỏ đoạn trùng tuyến từ ga Văn Quán đến ga Hà Đông và từ ga Văn Khê tới ga Yên Nghĩa (3km).
Việc điều chỉnh các tuyến xe buýt nhằm giảm hiện tượng trùng tuyến, giảm mật độ, số lượng xe buýt dọc tuyến đường sắt đô thị, xem xét chỉ giữ lại một số tuyến buýt để có thể kết nối trực tiếp từ Yên Nghĩa tới các khu vực xa trung tâm. Các tuyến buýt phải được bố trí hợp lý để đảm bảo thuận lợi cho hành khách sử dụng các tuyến xe buýt khi chuyển tuyến, không để hành khách phải chuyển tuyến quá 1 lần trong hành trình.
Việc điều chỉnh các tuyến xe buýt nhằm giảm hiện tượng trùng tuyến, giảm mật độ, số lượng xe buýt dọc tuyến đường sắt đô thị. Ảnh: Internet. |
Đáng chú ý, theo kịch bản thứ ba, khi gặp sự cố, đoàn tàu sẽ dừng hoạt động trên 2 tiếng trong 3 tháng đầu khi đưa vào vận hành khai thác thương mại. Theo đó, Hà Nội sẽ tổ chức vận hành các tuyến buýt theo như phương án đã điều chỉnh trong 3 tháng đầu từ khi đoàn tàu đi vào khai thác thương mại tại kịch bản 2 và tổ chức thêm các lượt xe tăng cường để giải tỏa hành khách tại các ga.
Trường hợp đoàn tàu gặp sự cố dừng hoạt động trên 2 tiếng trong thời gian sau 3 tháng trở đi khi đưa vào vận hành khai thác thương mại, Hà Nội sẽ điều chỉnh một phần tuyến buýt số 02, 21, 27 đang chạy theo tuyến ngang trở lại lộ trình ban đầu (chạy dọc trục Nguyễn Trãi từ Ngã tư Sở về đến Yên Nghĩa) trên nguyên tắc 3 lượt xe chạy lại lộ trình cũ (tuyến dọc) và 1 lượt xe chạy theo lộ trình điều chỉnh (tuyến ngang) để tăng cường giải tỏa hành khách cho đến khi đoàn tàu hoạt động trở lại bình thường.
Sở Giao thông vận tải Hà Nội cũng thực hiện bổ sung 17 điểm, di chuyển 9 điểm dừng xe buýt trên dọc lộ trình tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông. Sau khi tổ chức lại toàn tuyến có tổng số 65 điểm dừng (2 chiều) với cự ly bình quân giữa các điểm dừng khoảng 400m, số lượng tuyến buýt kết nối với tuyến đường sắt 2A tăng lên 50 tuyến (tăng 7 tuyến).
Cũng theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, năng lực trung chuyển của hệ thống xe buýt với tuyến đường sắt đô thị 2A đảm bảo cung ứng, giải tỏa khách tối ưu nhất cho tuyến đường sắt đô thị 2A với năng lực trung chuyển từ 313.000-344.000 khách/ngày (kết nối tại các ga đầu cuối khoảng 140.000 khách/ngày; kết nối ngang khoảng 203.000 khách/ngày).
Trong thời gian đầu, Sở Giao thông vận tải Hà Nội dự báo khoảng 15-20% người dân sẽ chuyển từ phương tiện cá nhân sang sử dụng đường sắt đô thị 2A, trong đó chủ yếu là người dân sinh sống dọc hành lang tuyến.
Với việc điều chỉnh mạng lưới kết nối, năng lực vận chuyển của hệ thống vận tải khách công cộng sẽ tăng lên, trong đó trục hoạt động chính của tuyến (từ Bến xe Yên Nghĩa-Ngã Tư Sở) tăng từ 3-4 lần so với hiện nay đủ khả năng đáp ứng khoảng 50% tổng nhu cầu đi lại của người dân trên tuyến.