TheđộtlớnbùngnổĐứcbiếngatàuđiệnngầmthànhhầmtrúgiải vđqg ýo hãng tin RT, hôm 25/11, phát ngôn viên Bộ Nội vụ Đức cho biết trong số những công trình đang được xem xét có các ga tàu điện ngầm, bãi đậu xe ngầm, và một số tòa nhà khác. Ngoài ra, người dân cũng được khuyến khích cải tạo tầng hầm, và nhà để xe thành hầm trú bom.
Sau khi danh sách trên được hoàn thành, người dân Đức có thể sử dụng ứng dụng để xác định vị trí hầm trú bom gần họ nhất.
Dù phát ngôn viên Bộ Nội vụ Đức không đề cập đến xung đột ở Ukraine, song theo tờ Bild, quyết định mở rộng mạng lưới hầm trú bom được đưa ra trước mối lo xảy ra giao tranh với Nga. Quan chức Đức nói thêm, "kế hoạch boongke" đã được chính phủ thông qua vào tháng 6.
Thông báo trên được đưa ra sau khi Mỹ và Pháp lên tiếng xác nhận đã cho phép Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS và Storm Shadow để tấn công tầm xa vào lãnh thổ Nga. Còn Anh hiện chưa công khai việc có cho phép Kiev sử dụng tên lửa Storm Shadow để tấn công Nga hay không. Tuy nhiên, quân đội Ukraine đã sử dụng cả ATACMS và Storm Shadow để tập kích vào sâu biên giới Nga trong tuần trước.
Trong khi đó, Kiev cũng đã đề nghị Berlin nối bước Washington để chuyển tên lửa hành trình Taurus do Đức sản xuất. Song cho đến nay, Thủ tướng Olaf Scholz vẫn từ chối, với lý do hành động này có nguy cơ khiến Đức bị kéo vào cuộc chiến công khai với Nga.
Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, Đức có hơn 2.000 hầm trú bom, nhưng khoảng 3/4 trong số này đã ngừng hoạt động. Mạng lưới 579 boongke hiện tại có đủ chỗ cho khoảng 480.000 người, chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng dân số 84 triệu người của nước này.