【bet365.bk】Cấm niêm yết giá bằng ngoại tệ: Vướng cho DN vận tải biển

cam niem yet gia bang ngoai te vuong cho dn van tai bien

Các đại lý hãng tàu nước ngoài gặp vướng mắc với quy định về niêm yết giá ngoại tệ Ảnh: Thu Hòa

TheấmniêmyếtgiábằngngoạitệVướngchoDNvậntảibiểbet365.bko Pháp lệnh ngoại hối (số 28/2005/PL-UBTVQH 11, Điều 22), trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm: Thu hộ, ủy thác, đại lí và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Theo ngân hàng Nhà nước, các tổ chức được Ngân hàng Nhà nước cho thu ngoại tệ phải xuất trình văn bản cho phép của Ngân hàng Nhà nước).

Theo các DN này, đặc thù của đại lí hãng tàu biển nước ngoài tại Việt Nam là thực hiện việc tiếp thị và chào bán cước phí dịch vụ theo biểu cước phí quy định của hãng tàu. Các biểu cước này được hãng tàu áp dụng thống nhất trên toàn cầu cho từng tuyến và được ấn định bằng USD theo thông lệ trong ngành hàng hải quốc tế.

Ngoài ra, một đặt thù khác của vận tải đường biển Việt Nam là một tỉ trọng lớn hàng hoá XNK của các tập đoàn đa quốc gia có hợp đồng vận chuyển được thoả thuận bởi khách hàng ở nước ngoài có thời hạn kéo dài vài tháng thậm chí cả năm. Cước phí vận tải và phụ phí của các hợp đồng vận chuyển này cũng được thoả thuận bằng USD hoặc bằng ngoại tệ khác.

Khi toàn bộ hay một phần cước phí này được thoả thuận thanh toán tại Việt Nam thì phần lớn các hãng tàu đã thực hiện việc chuyển đổi giá trị hoá đơn và thu bằng VNĐ trên hoá đơn thu cước phí vận chuyển và các phụ phí. Mặc dù đơn giá cước thể hiện trên hoá đơn vẫn là USD theo đúng hợp đồng vận chuyển để đáp ứng yêu cầu đối chiếu của khách hàng.

Mặt khác theo đại diện các đại lý hãng tàu China shipping Việt Nam, OMA-CGM Việt Nam Evergreen Shipping Agency Việt Nam, phần lớn các hãng tàu biển trên thế giới đều áp dụng công nghệ thông tin tiên tiến trong việc quản lí giá cước, từ lập chứng từ vận chuyển đến lập hoá đơn thu cước phí vận chuyển. Mọi công việc này được thực hiện trên cơ sở kết xuất thông tin trực tiếp từ hệ thống dữ liệu duy nhất của hãng tàu và thực hiện trực tuyến từ bất cứ địa điểm nào có kết nối internet trên thế giới. Do vậy việc yêu cầu có hệ thống riêng cho Việt Nam để thể hiện mọi thông tin từ tiền tệ đến ngôn ngữ theo yêu cầu của pháp luật quản lí ngoại hối và quy định về hoá đơn của Việt Nam là rất khó thực hiện và mất nhiều thời gian

Tại hội nghị đối thoại với lãnh đạo Cục Thuế TP.HCM gần đây, đại diện đại lí hãng tàu APL Việt Nam đã nêu vướng mắc khi cơ quan Thuế tuyên bố sẽ không chấp nhận các hóa đơn có các tiêu chí là ngoại tệ. Theo DN này, với khoảng 6.000 hóa đơn được xuất ra mỗi tháng, nếu cơ quan Thuế ngay lập tức từ chối các hóa đơn mà đại lí hãng tàu đã xuất ra cho khách hàng tại Việt Nam thì sẽ phát sinh rất nhiều khó khăn và chi phí cho DN về thanh toán công nợ và giải phóng hàng hóa. DN này cho rằng, các DN cần có thời gian cập nhật thông tin cũng như yêu cầu điều chỉnh đối với các nhà thầu nước ngoài cũng như khách hàng về các quy định mới trên hóa đơn thanh toán.

Đại diện một đại lí hãng tàu khác cũng cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu kĩ hơn đặc thù của từng lĩnh vực để đưa ra những quy định phù hợp với xu thế hội nhập toàn cầu của Việt Nam nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về quản lí ngoại hối của Việt Nam tại các quy định của pháp luật ngoại hối hiện hành.

Trong văn bản gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, 17 đại lí hãng tàu cũng đưa ra kiến nghị, Ngân hàng Nhà nước cho phép các đại lí hãng tàu được chào giá cước vận chuyển quốc tế bằng USD hoặc bằng ngoại tệ khác theo quy định của các hãng tàu nước ngoài mà các DN này làm đại lí. Được phép thể hiện đơn giá cước đã thoả thuận bằng USD hoặc ngoại tệ khác trên hoá đơn thu tiền phát hành tại Việt Nam nhưng phần thành tiền và tổng số tiền của hoá đơn được chuyển đổi sang VNĐ tại thời điểm lập hoá đơn và thực hiện thanh toán hoá đơn bằng VNĐ.

Ông Nguyễn Trọng Hạnh, Phó Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM cho biết, trong thời gian qua, Cục Thuế TP.HCM cũng nhận được phản ánh của nhiều DN liên quan đến các quy định về niêm yết giá bằng ngoại tệ trên hoá đơn thanh toán. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành đây là các loại hoá đơn không hợp lệ và khách hàng sẽ không được khấu trừ các chi phí đầu vào và kê khai thuế Giá trị gia tăng để khấu trừ đầu ra. Do vậy, trước mắt các DN phải tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật có giá trị hiện hành thông qua việc đảm bảo tất cả các tiêu chí trên hóa đơn phải bằng tiếng Việt.

Ông Hạnh khuyến nghị các DN nên thông qua các hiệp hội DN nước ngoài hoặc các tổ chức tham tán thương mại nước ngoài tại Việt Nam để có ý kiến với Ngân hàng Nhà nước có sự xem xét và điều chỉnh phù hợp với đặc thù của ngành vận tải đường biển.

Nguyễn Huế