您现在的位置是:88Point > Cúp C1

【soi kèo mc tối nay】Đối thoại Việt

88Point2025-01-12 13:18:08【Cúp C1】3人已围观

简介Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng (trái) trao đổi với DN Nhật Bản. (Ảnh: L.B) Đối thoại nhiều, cả soi kèo mc tối nay

doi thoai viet nhat vao mua hai ben phai cung co loi

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng (trái) trao đổi với DN Nhật Bản. (Ảnh: L.B)

Đối thoại nhiều,ĐốithoạiViệsoi kèo mc tối nay cải thiện chậm

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh:

Việt Nam tự thấy môi trường đầu tư của mình dù được cải thiện nhiều nhưng vẫn còn nhiều điểm yếu kém. Ba vấn đề lớn là kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, thể chế của Việt Nam còn chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng yêu cầu của các DN Nhật Bản nói riêng và DN FDI nói chung. Chúng ta có nền tảng chính trị tốt đẹp, có chiến lược hợp tác trong xây dựng công nghiệp hóa, có sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản, chúng ta cũng có nhiều cuộc đối thoại. Tôi đánh giá cao những cuộc thảo luận trực tiếp, muốn nói thẳng những điểm mạnh, yếu để tìm cách xử lý. Moi người đều chung một mục tiêu là giúp cho Việt Nam có một môi trường đầu tư tốt nhất, đem lại lợi ích cho cả hai bên.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 2-11, 2 cuộc gặp gỡ với cộng đồng nhà đầu tư Nhật Bản. Đó là đối thoại với Liên đoàn Kinh tế Nhật Bản (Keidanren) - tổ chức lớn nhất về kinh tế của Nhật Bản; cuộc họp về Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản vào buổi chiều cùng ngày. Còn tuần trước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng tọa đàm với các DN thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản. Trước buổi tọa đàm trên ít ngày là Diễn đàn DN Việt - Nhật do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng với các đối tác phía Nhật Bản thực hiện.

Với nhiều cuộc đối thoại, nhiều buổi gặp gỡ, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng tại các cơ chế đối thoại này, hai bên đã tập trung thảo luận các giải pháp nhằm đạt tăng trưởng bền vững, cũng như giải pháp phát triển công nghiệp giữa Việt Nam và Nhật Bản, đặc biệt trong 6 lĩnh vực ưu tiên. Tuy nhiên Thứ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng phải thừa nhận: “Chúng ta đối thoại nhiều nhưng kết quả chậm, chưa tương xứng với kỳ vọng và mong muốn của cộng đồng DN hai nước”.

“Ví dụ sáng kiến về chiến lược công nghiệp hóa Việt Nam - Nhật Bản đã phê duyệt 2 năm rồi nhưng chưa thu được gì, mới làm kế hoạch hành động. Công nghiệp hỗ trợ cũng chưa hợp tác được với nhau. Chậm quá!” - ông Nguyễn Chí Dũng chia sẻ.

Tại các buổi gặp gỡ, đối thoại với phía Việt Nam, cộng đồng DN Nhật Bản cũng gửi gắm nhiều mong muốn, tập trung vào 3 vấn đề không mới, đó là thúc giục Việt Nam hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và cải thiện môi trường đầu tư. Cụ thể hơn là đòi hỏi các cơ chế chính sách cho những DN Nhật đã, đang và sẽ đầu tư ở Việt Nam.

Ông Katsuro Nagai, Công sứ Nhật Bản tại Việt Nam cho rằng: Năm 2018 Việt Nam dỡ bỏ thuế quan trong ASEAN, hiện các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản quan tâm Việt Nam có cơ chế thế nào để điều chỉnh chi phí sản xuất đang rất cao của ô tô sản xuất trong nước với ô tô nhập. Ngoài ra, hiện nay hai bên đang triển khai hợp tác về nông nghiệp. Nhật Bản muốn hợp tác với Việt Nam để nâng cao năng suất, giá trị gia tăng, cải thiện lưu thông, dây chuyền làm lạnh và các chuỗi bán hàng. Hiện số DN Nhật quan tâm đến đầu tư vào nông nghiệp ở Việt Nam đang tăng lên. Thời gian tới mong nhận được chỉ đạo từ Chính phủ Việt Nam về các cơ chế chính sách ưu đãi…

Nhắc đến cộng đồng kinh tế ASEAN, TPP, ông Mukuta Satoshi, Giám đốc điều hành Keidanren cho biết: Những sự kiện này kỳ vọng làm tăng sức hấp dẫn của Việt Nam. Nhiều DN Nhật đang đầu tư ở Trung Quốc, Thái Lan sẽ xem xét chuyển cơ sở sản xuất sang Việt Nam vì Việt Nam là thành viên tham gia TPP. Thời gian tới đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam sẽ ngày càng tăng lên. Tuy nhiên rủi ro chính là cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Vì thế Việt Nam phải tiếp tục cải thiện 3 điểm quan trọng, đó là hoàn thiện cơ sở hạ tầng, môi trường kinh doanh thân thiện, đào tạo nhân lực. Thiếu 1 trong 3 yếu tố này sẽ gây trở ngại cho cạnh tranh của Việt Nam.

Việt Nam cũng phải có lợi?

Trong số rất nhiều vấn đề được các DN Nhật Bản đưa ra tại những buổi gặp gỡ, đại diện các cơ quan ban, ngành đều có phần hồi đáp. Nhưng vì nhiều lý do, những câu trả lời vẫn thường chỉ dừng lại ở mức chung chung như “đang nghiên cứu”, “sẽ xem xét”, “đang lấy ý kiến”…

Thứ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng: Nhật Bản đề nghị Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư, cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực…, đều là những vấn đề hoàn toàn đúng. Chúng tôi đã và đang làm rồi. Kết cấu hạ tầng Việt Nam hiện tại so với 5 năm trước đây đã cải thiện đáng kể từ cảng biển, sân bay, đường bộ… So với 5 năm trước, tốc độ cải thiện là vượt bậc. Chúng tôi cũng thay đổi nhiều cơ chế chính sách, chưa bao giờ chúng tôi xây dựng thể chế mới nhiều như 5 năm qua, góp phần tạo dựng môi trường kinh doanh hấp dẫn, thuận lợi, minh bạch, để thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước; thúc đẩy người dân yên tâm bỏ tiền đầu tư thay vì giữ vàng, “đô la”, nhà đất. Đặc biệt trong thời gian vừa qua, chúng tôi đã thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP cải cách các thủ tục hành chính để tạo sự thuận lợi nhất cho đầu tư tư nhân, cho DN như thủ tục thuế, đất đai, gia nhập thị trường… Từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh DN cũng như giảm chi phí đầu vào cho sản xuất hàng hóa…

Ngoài ra, Thứ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng muốn các DN lớn của Nhật Bản tham gia và hỗ trợ Việt Nam. DN Nhật khi điều chỉnh chiến lược kinh doanh cần quan tâm hợp tác và hỗ trợ cho Việt Nam. Việt Nam thiếu vốn, công nghệ mới cần vốn nước ngoài, vốn của Nhật Bản. DNNVV Nhật Bản cũng phải có cách tiếp cận mới. Nếu DNNVV Nhật sang Việt Nam chỉ đầu tư một vài phụ tùng linh kiện để tham gia chuỗi cung ứng của DN Nhật không thôi thì DN Việt không phát triển được vì không được chuyển giao công nghệ, không tiếp cận được, không lớn được. Như vậy chỉ DN Nhật có lợi nhờ sử dụng lao động, thị trường Việt Nam.

“Ngoài việc đem lại lại lợi ích cho DN Nhật, chúng tôi cũng mong muốn Nhật Bản góp phần đẩy mạnh phát triển DNNVV của Việt Nam nữa. DNNVV chính là kinh tế tư nhân của Việt Nam, đóng góp vào tăng trưởng, tạo việc làm của Việt Nam, rộng hơn là đóng góp cho kinh tế Việt Nam” - Thứ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhắn nhủ với phía Nhật Bản.

很赞哦!(4)