88Point

Bắt giữ 90 kg tân dược không rõ nguồn gốcTạm giữ 60.000 viên tân dược, thực phẩm chức năng không chứ vl wc

【vl wc】Cảnh báo vấn nạn thuốc giả và thực phẩm chức năng giả

Bắt giữ 90 kg tân dược không rõ nguồn gốc
Tạm giữ 60.000 viên tân dược,ảnhbáovấnnạnthuốcgiảvàthựcphẩmchứcnănggiảvl wc thực phẩm chức năng không chứng từ
Hàng chục nghìn sản phẩm thuốc tân dược không rõ nguồn gốc bị lực lượng chức năng phát hiện bắt giữ. Ảnh:
Hàng chục nghìn sản phẩm thuốc tân dược không rõ nguồn gốc bị lực lượng chức năng phát hiện bắt giữ. Ảnh: Tư liệu

Gia tăng trong đại dịch Covid-19

Thông tin tại hội thảo “Thuốc giả và thực phẩm chức năng giả - Hiện trạng và giải pháp” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Trung tâm Công nghệ chống hàng giả Việt Nam tổ chức ngày 22/9 tại TPHCM, ông Nguyễn Đức Lê, Phó cục trưởng, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, thời gian qua, đặc biệt là trong 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và gần đây là xung đột vũ trang Nga - Ukraine đã dẫn tới các mặt hàng thuốc, TPCN có dấu hiệu bị làm giả, nhập lậu, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc gia tăng.

Bên cạnh đó, các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra trên mọi lĩnh vực, địa bàn, ở cả khu vực sản xuất, chế biến, lưu thông và xuất nhập khẩu và các mặt hàng thuốc, TPCN bị làm giả với quy mô ngày càng lớn và tinh vi là đặt hàng sản xuất hàng giả ngay từ nước ngoài. Khi trở về Việt Nam đã là hàng giả. Các hành vi này gây ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp làm ăn chân chính, quyền lợi của người tiêu dùng, uy tín của nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe và cơ hội chữa bệnh; hệ lụy để lại cho con người và toàn xã hội.

Đại diện cho doanh nghiệp là “nạn nhân” của vấn nạn thuốc và thực phẩm chức năng giả, bà Trần Hoàng Kim Anh, Thương hiệu PN’S CHOICE, Công ty TNHH Tập đoàn Y – Dược Sâm Ngọc Linh Việt Nam chia sẻ, Sâm Ngọc Linh là loại sâm quý hiếm được mệnh danh “báu vật đại ngàn” của nước Việt Nam. Sản lượng khan hiếm cùng với lợi ích kinh tế khiến loại sâm này trở thành dược liệu bị nhiều đối tượng làm giả hết sức tinh vi nhằm trục lợi bất chính. Hiện có đến 90% sâm Ngọc Linh gắn mác khai thác tự nhiên trên thị trường là giả, điều này dẫn đến hệ lụy rất lớn với doanh nghiệp khi khách hàng quay lưng lại với sâm Ngọc Linh vì vấn nạn làm giả. Cây Tam Thất có hình dáng giống cây Sâm Ngọc Linh khiến nhiều người nhầm lẫn, thậm chí ngay tại Quảng Nam - “thánh địa” của Sâm Ngọc Linh cũng bị làm giả. Doanh nghiệp đã phải tìm kiếm nhiều giải pháp công nghệ để bảo vệ thương hiệu của mình.

Cuộc chiến gian nan

Bà Lê Thị Thu Thuỷ, Phó Viện trưởng Viện Phát triển doanh nghiệp (VCCI) cho rằng, thời gian qua do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tình hình làm giả thuốc và TPCN ngày một gia tăng do lợi dụng kẽ hở đứt gãy chuỗi cung ứng, nhu cầu hàng hóa tăng cao. Các thuốc và TPCN giả được làm giả với số lượng lớn và ngày một tinh vi với công nghệ cao, rất khó phân biệt, đánh lừa người tiêu dùng và làm khó cơ quan chức năng. Trong khi đó, các giải pháp chống lại vấn nạn này đến nay vẫn chưa có hiệu quả cao.

Đồng quan điểm, PGS.TS Lê Văn Truyền, chuyên gia cao cấp Dược học, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, vấn nạn thuốc và TPCN giả đã có từ lâu, vẫn tồn tại trong thị trường không chỉ ở nước ta mà còn trên thế giới. Theo ước tính của nhiều tổ chức trên thế giới, quy mô thị trường thuốc giả khoảng 80 tỷ USD/năm. Trong khi đó, đây là các sản phẩm mang tính chất đặc thù, bằng phương pháp thông thường, không thể dễ dàng để phát hiện thật giả một cách chính xác.

Theo PGS.TS. Lê Văn Truyền, ở thị trường các nước đang phát triển, các kênh phân phối “phi chính thức” phát triển rất mạnh và không an toàn. Thách thức đối với tất cả quốc gia càng nghiêm trọng với sự phát triển của “hiệu thuốc trực tuyến” giả mạo, thường bán thuốc giả, thuốc và sản phẩm bảo vệ sức khỏe kém chất lượng với giá rẻ. Ngoài ra, người tiêu dùng nhiều khi không nhận thức được và không quan tâm đến hậu quả nghiêm trọng khi mua trực tuyến và sử dụng thuốc, các sản phẩm bảo vệ sức khỏe giả hoặc kém chất lượng.

Bà Nguyễn Diệu Hà, Tổng thư ký, Chánh văn phòng Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam cho biết, trong số các mẫu thuốc tân dược bị làm giả thì đa số là kháng sinh và thường là những kháng sinh đắt tiền của các thương hiệu dược nổi tiếng. Thuốc giả được sản xuất khá tinh vi, chỉ có thể phát hiện những điểm khác nhau khi so sánh vỏ hộp, tờ hướng dẫn sử dụng, thuốc thật và giả khi để cạnh nhau, tuy nhiên điều này người tiêu dùng rất khó để phân biệt. Để bảo vệ lợi ích khách hàng và uy tín của doanh nghiệp dược, nhiều công nghệ chống hàng giả đang được các công ty Dược phẩm áp dụng, tuy nhiên, hiệu quả mang lại không đạt được như mong đợi.

Ngoài ra, theo các đại biểu, do lợi nhuận của hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ là rất lớn, đặc biệt là với nhóm thuốc và TPCN. Ý thức của người tiêu dùng chưa cao, vẫn tự ý mua thuốc không qua kê đơn tại các hiệu thuốc hoặc trên các chợ mạng; thương mại điện tử phát triển vượt bậc dẫn đến các đối tượng lợi dụng để bán hàng giả, xâm phạm quyền SHTT. Việc giám định thuốc hoặc thực phẩm chức năng đòi hỏi kinh phí lớn và thời gian dài để thẩm tra, xác minh. Mặt khác, sự vào cuộc của các doanh nghiệp, Hiệp hội có liên quan còn chưa cao, chưa đồng bộ, xuyên suốt. Lực lượng quản lý thị trường chưa được đào tạo chuyên sâu về kiến thức liên quan đến thuốc và TPCN cũng như các thông tin kịp thời về thuốc, thực phẩm chức năng giả hoặc xâm phạm quyền.

Từ đầu năm 2022 đến nay, lực lượng QLTT cả nước đã kiểm tra, xử lý hàng loạt vụ việc vi phạm về chất lượng, công dụng là 60 vụ; giả mạo về chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu là 357 vụ; vi phạm về tem, nhãn, bao bì, hàng hóa giả với 34 vụ; xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là 162 vụ và hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là 982 vụ. Tổng số tiền phạt vi phạm trên 8,1 tỷ đồng.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap