Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải: Sẽ phối hợp với Bộ Công an rà soát Luật Đường bộ Đề xuất thu phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư Xuất hiện nhiều loại hình vận tải mới,ĐềnghịkhôngquyđịnhcaotốcphảicótốithiểulàntrongdựthảoLuậtĐườngbộnhan dinh melbourne city cần có sự quản lý của Nhà nước |
Nghiên cứu thu phí trên các tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư
Báo cáo một số vấn đề lớn về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, về quy định chung đối với đường cao tốc (Điều 47 dự thảo Luật Chính phủ trình), có ý kiến đề nghị quy định đường cao tốc tối thiểu phải là 4 làn đường và phải có làn dừng khẩn cấp.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới |
Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh thấy rằng, ý kiến nêu trên là xác đáng. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng đường cao tốc còn phụ thuộc khả năng cân đối ngân sách và huy động nguồn lực; mặt khác, đây là vấn đề thuộc tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, sẽ được Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, quy định chi tiết. Vì vậy, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị không quy định cụ thể những nội dung này trong dự thảo Luật.
Về đầu tư xây dựng, phát triển đường cao tốc (Điều 50 dự thảo Luật Chính phủ trình), có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định “công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện theo quy mô quy hoạch” tại khoản 4.
Trên cơ sở báo cáo của Ban soạn thảo đánh giá ưu, nhược điểm của phương án giải phóng mặt bằng một lần theo quy mô quy hoạch và phương án giải phóng mặt bằng nhiều lần theo tiến độ phân kỳ đầu tư, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhận thấy, về cơ bản việc giải phóng mặt bằng theo quy mô quy hoạch không làm tăng đáng kể tổng mức đầu tư dự án, nhưng lại đem lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội và về tổ chức thực hiện dự án.
Đối với điểm hạn chế về quản lý, sử dụng phần đất chưa đầu tư xây dựng tại giai đoạn phân kỳ, có thể áp dụng một số giải pháp như trồng cây xanh để tạo cảnh quan, tận dụng phần đất này. Vì vậy, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí với quy định của dự thảo Luật Chính phủ trình.
Có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định tại khoản 8 Điều 50, vì chưa phù hợp, thống nhất với quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhận thấy ý kiến đại biểu Quốc hội là xác đáng.
Tuy nhiên, nếu tính cả giá trị tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ hiện hữu vào tỷ lệ vốn nhà nước trong dự án thì tỷ lệ vốn nhà nước thường cao hơn mức cho phép quy định tại Luật PPP nên khó thực hiện.
Để khắc phục vướng mắc trên, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí với nội dung dự thảo Luật Chính phủ trình, nhưng đề nghị cho chuyển nội dung khoản 8 Điều 50 sang Điều 90 của dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý để bổ sung quy định sửa đổi, bổ sung Điều 70 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo đảm tính thống nhất của pháp luật.
Về phí sử dụng đường cao tốc (Điều 54 dự thảo Luật Chính phủ trình), có ý kiến đề nghị đánh giá sự cần thiết quy định thu phí sử dụng đường cao tốc trên tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác.
Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh thấy rằng, để thực hiện chủ trương của Quốc hội tại các Nghị quyết phê duyệt đầu tư các tuyến đường cao tốc, Bộ Giao thông vận tải đã triển khai nghiên cứu phương án thu phí trên các tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, đánh giá tác động trong trường hợp thu phí và không thu phí đối với các tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư.
Kết quả cho thấy, các tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư đều có đường quốc lộ song hành, cho phép người tham gia giao thông có quyền lựa chọn sử dụng đường cao tốc hoặc đường quốc lộ; người tham gia giao thông trên đường cao tốc được hưởng nhiều lợi ích hơn; hình thức thu phí sử dụng đường bộ hiện tại chưa phân loại được người sử dụng đường bộ thông thường và người sử dụng đường bộ cao tốc (được hưởng chất lượng dịch vụ tốt hơn).
Vì vậy, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí với nội dung này trong dự thảo Luật Chính phủ trình và đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định của Luật Phí và lệ phí như quy định tại Điều 90 dự thảo Luật.
Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về phân chia nguồn thu từ phí sử dụng đường bộ trong trường hợp ngân sách trung ương và ngân sách địa phương cùng đầu tư, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, vừa qua Quốc hội đã ban hành một số nghị quyết về chủ trương đầu tư xây dựng đường bộ, đường bộ cao tốc theo phương thức hòa chung ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
Tuy nhiên, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Phí và lệ phí hiện hành chưa có quy định về phân chia nguồn thu từ phí sử dụng đường bộ trong trường hợp này. Vì vậy, để có cơ sở thực hiện phân chia nguồn thu từ phí phù hợp với các dự án đầu tư xây dựng theo phương thức này, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị cho bổ sung khoản 3 Điều 54 giao Chính phủ quy định về phí sử dụng đường bộ cao tốc và khoản 2 Điều 90 quy định sửa đổi, bổ sung Điều 18 Luật Phí và lệ phí như dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý.
Đầu tư các quốc lộ đảm bảo đúng tiêu chuẩn và kết nối liên vùng
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho rằng dự thảo Luật đã tiếp thu, chỉnh lý nhiều nội dung theo ý kiến của đại biểu cũng như ý kiến tham gia của Thường trực Ủy ban Pháp luật.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ |
Bày tỏ thống nhất với nhiều nội dung chỉnh lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cho biết, dự thảo Luật đã chỉnh lý phạm vi điều chỉnh để phân định rõ hơn giữa Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Đồng thời làm rõ, Luật Đường bộ thì điều chỉnh về các vấn đề về quy hoạch đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ, tổ chức vận tải giao thông đường bộ hay nói gọn hơn là điều chỉnh về giao thông tĩnh.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh bày tỏ quan tâm tới quy định về trách nhiệm tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng công trình đường bộ, quy định tại Điều 32 của dự thảo luật.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách, theo nghị quyết Trung ương, trong thời gian sắp tới Chính phủ sẽ trình đề xuất sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước để đảm bảo các điều kiện ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo. Vừa qua, chúng ta đã phối hợp các nguồn ngân sách trung ương và địa phương để xây dựng các đường quốc lộ trên địa bàn các tỉnh.
Thực tiễn này xuất phát từ nguyên nhân những năm qua, các địa phương thu ngân sách cao, có điều kiện tốt, nên Quốc hội đã thống nhất chủ trương sử dụng phần ngân sách của các tỉnh để tham gia cùng ngân sách trung ương, thực hiện việc xây dựng một số đường quốc lộ. Tuy nhiên, về lâu dài, ngân sách của trung ương cơ bản giữ vai trò chủ đạo.
Việc tập trung nguồn lực quốc gia để xây dựng hệ thống cao tốc quốc lộ trong những năm gần đây và trong thời gian sắp tới cũng chỉ tiếp tục trong một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, việc phối hợp ngân sách địa phương và ngân sách trung ương là tạm thời trong hoàn cảnh trước mắt và không nên vì tình hình đó mà sửa nguyên tắc trong Luật Ngân sách nhà nước.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho rằng, điều quan trọng nhất là chúng ta cần phê duyệt quy hoạch về phát triển giao thông quốc gia để trong trung và dài hạn phân bổ nguồn lực với quyết tâm hoàn thành theo thứ tự ưu tiên các tuyến cao tốc xương sống nhằm kết nối vùng. Do vậy, ngân sách quốc gia phải tập trung các nguồn lực ngắn hạn và dài hạn để đầu tư các quốc lộ đảm bảo đúng tiêu chuẩn, an toàn và kết nối liên vùng, tạo động lực phát triển.
Còn các địa phương nên tập trung đầu tư nâng cấp, cải tạo các tuyến đường tỉnh, đường huyện, còn trách nhiệm của Trung ương là đầu tư các tuyến quốc lộ để tạo sự kết nối liên thông.
Một số địa phương tham gia đầu tư quốc lộ có thể xem xét như trường hợp đặc thù, chứ không phải vì có thể sử dụng ngân sách; dùng ngân sách địa phương này chi cho địa phương khác cũng hết sức hãn hữu, bởi ngân sách là thu chi của một cấp chính quyền do Hội đồng nhân dân và nhân dân địa phương đó quyết định, nếu chi phải đúng thẩm quyền và quyết toán được.
Vì vậy, không nên luật hóa, nhưng có thể phân cấp để địa phương tham gia vào quá trình đầu tư, tham gia vào quá trình giải phóng mặt bằng; nếu đủ điều kiện có thể làm chủ đầu tư cao tốc, nhưng đây vẫn chủ yếu là trách nhiệm của ngân sách quốc gia.
Liên quan đến nội dung đền bù giải phóng mặt bằng theo quy hoạch, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, dự thảo luật cần có sự rà soát để quy định cho phù hợp hơn. “Bên cạnh đó, các quy định của dự thảo Luật lần này cần phải giữ nguyên tắc quốc lộ là Trung ương lo, còn tỉnh lộ là địa phương lo” -ông Nguyễn Đắc Vinh nêu quan điểm.