【kết quả bóng đá trabzonspor】Chưa ngăn chặn hiệu quả “tham nhũng vặt” và nhũng nhiễu doanh nghiệp

chua ngan chan hieu qua tham nhung vat va nhung nhieu doanh nghiep

Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái trình bày Báo cáo về công tác phòng,ưangănchặnhiệuquảthamnhũngvặtvànhũngnhiễudoanhnghiệkết quả bóng đá trabzonspor chống tham nhũng năm 2018

Thu hồi tài sản thấp hơn nhiều giá trị tài sản

Theo Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 của Chính phủ, về kết quả phát hiện và xử lý tham nhũng: qua việc tự kiểm tra nội bộ phát hiện 25 vụ, 27 đối tượng (giảm 43,2% số vụ); qua hoạt động thanh tra đã phát hiện 78 vụ, 106 đối tượng tham nhũng và liên quan đến tham nhũng (tăng 14,7% số vụ); qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo phát hiện 40 vụ, 87 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng (tăng 66,7% số vụ).

Bên cạnh đó, cơ quan điều tra của lực lượng Công an đã thụ lý điều tra 427 vụ án, 889 bị can phạm tội về tham nhũng; đã kết luận điều tra đề nghị truy tố 212 vụ, 488 bị can. Thiệt hại trong các vụ án đã thụ lý, điều tra là hơn 4.764 tỷ đồng, trên 300.000m2 đất; đã thu hồi trên 2.267 tỷ đồng và nhiều tài sản.

Ngoài ra, Viện Kiểm sát các cấp thụ lý giải quyết 278 vụ, 678 bị can (án mới 243 vụ, 599 bị can) tăng 23 vụ, 107 bị can so với cùng kỳ 2017. Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 340 vụ với 827 bị cáo (giảm 1,5% số vụ, tăng 9,1% số đối tượng)…

Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái nhấn mạnh: Mặc dù đã có chiều hướng thuyên giảm nhưng tình hình tham nhũng năm 2018 vẫn còn biểu hiện diễn biến phức tạp. Tình trạng “tham nhũng vặt", nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc chưa được ngăn chặn hiệu quả.

Công tác tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị còn nhiều hạn chế, yếu kém. Hoạt động thanh tra, kiểm toán phát hiện nhiều sai phạm kinh tế nhưng việc phát hiện tham nhũng để chuyển cơ quan điều tra xử lý theo quy định pháp luật vẫn còn ít.

“Ngoài ra, số vụ việc, vụ án được phát hiện, xử lý chưa phản ánh đúng thực trạng tham nhũng, nhất là công tác phát hiện, xử lý ở địa phương. Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng có tiến bộ đáng kể nhưng còn thấp hơn nhiều giá trị tài sản bị chiếm đoạt, gây thiệt hại. Vẫn còn xảy ra sai phạm, tham nhũng trong các cơ quan bảo vệ pháp luật”, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái nói.

Có dấu hiệu bỏ lọt trách nhiệm người đứng đầu

Trước Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018 của Chính phủ, Chủ nhiệm UBTP của Quốc hội Lê Thị Nga nêu rõ: UBTP cơ bản tán thành với đánh giá của Chính phủ về những chuyển biến tích cực trong triển khai thực hiện một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng.

Tuy nhiên, công tác này cũng còn những hạn chế. Một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng còn hình thức, hiệu quả chưa cao.

Cụ thể, về cải cách hành chính: Một số bộ, ngành, địa phương vẫn chậm cải cách thủ tục hành chính, nhiều thủ tục hành chính còn chưa thực sự hợp lý, vẫn còn tình trạng “giấy phép con”; chưa thực hiện nghiêm việc cắt giảm điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành; đáng lưu ý còn tồn tại việc cắt giảm mang tính chất gộp cơ học để giảm về số lượng, việc ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết thủ tục hành chính ở một số nơi còn “nửa vời”…

Bên cạnh đó, tình trạng nhũng nhiễu, đòi hối lộ hoặc có vi phạm, tiêu cực trong quá trình giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp vẫn còn diễn ra, nhưng một số trường hợp xử lý chưa nghiêm, gây bức xúc trong dư luận.

Về công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, trách nhiệm giải trình: Tình trạng không công khai, lạm dụng yêu cầu bảo mật để không công khai hoặc có công khai nhưng nội dung không cụ thể, thiếu minh bạch, công khai trong phạm vi hẹp, chậm công khai theo quy định của pháp luật vẫn diễn ra, nhất là trong các lĩnh vực quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, đấu thầu, công tác quy hoạch, lập dự án...

Liên quan tới kê khai tài sản, thu nhập, theo Chủ nhiệm Lê Thị Nga: UBTP nhận thấy, năm 2018 số lượng bản kê khai là rất lớn. Cơ quan chức năng đã tiến hành xác minh đối với 44 người/1.136.902 người đã kê khai nhưng chỉ phát hiện 6 trường hợp vi phạm (tăng 1 trường hợp so với năm 2017). Điều này cho thấy biện pháp này chưa phát huy hiệu quả trong phòng chống tham nhũng.

“Đáng chú ý, về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, UBTP cho rằng, việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng trong thời gian qua có tăng, nhưng vẫn chưa tương xứng với các vụ việc, vụ án tham nhũng bị phát hiện, xử lý, có dấu hiệu bỏ lọt việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng”, Chủ nhiệm Lê Thị Nga nhấn mạnh.

Qua thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng năm 2018, UBTP đề nghị Quốc hội, Chính phủ cần xây dựng và hoàn thiện cơ chế trong giám sát, kiểm soát việc thực thi quyền lực nhằm phòng chống tham nhũng; tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật, tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ, bảo đảm công tác phòng chống tham nhũng có hiệu lực, hiệu quả…; đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước chỉ đạo tập trung kiểm tra, thanh tra, kiểm toán toàn diện việc mua bán, chuyển nhượng tài sản công (đất đai, nhà…) tại các tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước; kiểm tra, thanh tra, kiểm toán việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

UBTP cũng đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, tập trung phát hiện và xử lý các vụ tham nhũng lớn dưới hình thức “nhóm lợi ích”, “sân sau”… để sát với tình hình tham nhũng đang diễn ra trong thực tế; đề nghị Tổng Kiểm toán Nhà nước chỉ đạo toàn ngành tăng cường chuyển các vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng phát hiện được qua hoạt động kiểm toán sang cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định của pháp luật…