Loại bỏ rào cản,ầnquyđịnhđầyđủchínhsáchthuhútđầutưnướcngoàitronglĩnhvựcdầukhíkết quả tỷ số juventus tăng hấp dẫn môi trường đầu tư trong lĩnh vực dầu khí | |
Triển vọng đầy khả quan của doanh nghiệp dầu khí 2022 |
Toàn cảnh phiên thảo luận. Ảnh: quochoi.vn |
Thảo luận tại hội trường Quốc hội ngày 15/6 về dự án dự án Luật Dầu khí (sửa đổi), đại biểu Trần Hồng Nguyên (đoàn Bình Thuận) cho rằng, việc xây dựng dự án Luật này đáp ứng yêu cầu đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, gắn với xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, nhất là về năng lượng.
Quan tâm đến vấn đề áp dụng Luật Dầu khí và các luật có liên quan, đại biểu cho rằng, dự thảo Luật sửa đổi lần này cần phải giải quyết được xung đột, chồng chéo trong Luật Đầu tư; Luật Xây dựng; Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước; trong đó, cần quy định rõ pháp luật nào được áp dụng đối với các nội dung về hoạt động dầu khí.
Theo đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (đoàn Khánh Hòa): dự thảo Luật quy định về điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí trong phạm vi đất liền, hải đảo, vùng biển của Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) không chỉ bó hẹp trong lãnh thổ Việt Nam mà còn có nhiều dự án hợp tác về dầu khí với các quốc gia khác trên thế giới.
Do đó, trong dự thảo Luật cần mở rộng phạm vi điều chỉnh và bổ sung một chương riêng để làm rõ quy định về hợp tác đầu tư hoạt động dầu khí Việt Nam tại nước ngoài, quy định rõ những nội dung nào cần tuân thủ những quy định gì, tránh gây nên những thiệt hại về kinh tế cho Nhà nước.
Tham gia thảo luận, đại biểu Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) cho rằng, dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) lần này nhằm đáp ứng yêu cầu tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và khu vực tư nhân vào lĩnh vực dầu khí. Đó là việc làm cần thiết, đúng đắn và phù hợp với chính sách của nhà nước về dầu khí.
“Tuy nhiên, dự thảo Luật chưa thể hiện rõ nét được quan điểm, chủ trương, chính sách này. Mặc dù một số nội dung có đề cập rải rác trong dự thảo Luật nhưng còn rất đơn giản, chưa thể hiện được các quan hệ hợp tác quốc tế cũng như xã hội hóa đầu tư, liên doanh, liên kết trong lĩnh vực dầu khí”, đại biểu đoàn Quảng Trị nói.
Từ phân tích trên, đại biểu Hoàng Đức Thắng đề nghị cần thiết kế dành riêng một chương về việc thu hút đầu tư và hợp tác quốc tế về lĩnh vực dầu khí theo hướng quy định đầy đủ về chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, liên doanh, liên kết, hợp tác quốc tế về lĩnh vực dầu khí.
Giải trình, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An cho biết: liên quan đến lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, cơ quan chủ trì soạn thảo đã thiết kế một chương riêng về lựa chọn nhà thầu (nhà đầu tư) ký kết hợp đồng dầu khí phù hợp với đặc thù của hoạt động dầu khí và thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An giải trình, tiếp thu vấn đề đại biểu quan tâm. Ảnh: quochoi.vn |
Các nội dung chi tiết về trình tự, thủ tục, phương pháp, tiêu chí đánh giá thầu,... sẽ được quy định chi tiết tại Nghị định hướng dẫn Luật.
Ngoài ra, cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, sẽ phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra, bổ sung vào dự thảo Luật các quy định mang tính nguyên tắc cơ bản về việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí bảo đảm hiệu quả đầu tư của dự án, công khai và minh bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng; phù hợp với đặc thù của ngành dầu khí, không phân biệt quốc tịch của nhà đầu tư hay nguồn vốn thực hiện dự án.
Trường hợp PVN và doanh nghiệp 100% vốn của PVN đồng thời là nhà đầu tư dầu khí thì việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí phải thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về đấu thầu.
Về hợp đồng đầu khí, lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định, đây là một chương rất quan trọng trong dự thảo luật. Dự thảo luật cũng đã tiếp thu đầy đủ các ý kiến các bộ, ngành liên quan.
Dự thảo luật quy định, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hợp đồng dầu khí và giao cho PVN ký kết. Tuy nhiên, một số đại biểu Quốc hội đề nghị sửa đổi theo hướng Thủ tướng Chính phủ chỉ phê duyệt nội dung cơ bản của hợp đồng dầu khí, còn lại giao PVN phê duyệt và chịu trách nhiệm về nội dung chi tiết hoạt động dầu khí.
Cơ quan chủ trì soạn thảo thiết kế theo tinh thần phân cấp, phân quyền mạnh gắn với kiểm tra, giám sát; theo đó, đã quy định Thủ tướng Chính phủ chỉ phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu ký kết hợp dầu khí và nội dung hợp đồng dầu khí.
"Hợp đồng dầu khí là thỏa thuận ràng buộc pháp lý giữa Nhà nước và nhà thầu dầu khí có nhiều nội dung đặc thù có liên quan đến quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển. Việc quy định thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt toàn bộ nội dung hợp đồng dầu khí là có cơ sở. Tuy nhiên, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, cơ quan chủ trì soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu và xin ý kiến Chính phủ”, ông Đặng Hoàng An nói.