Trong đó,ổngcụcHảiquanghinhậnnhiềukiếnnghịcủaHảlịch đá europa league đối với lĩnh vực giám sát quản lý, Cục Hải quan TP.HCM đề nghị bổ sung cho phép khai thác và xem dữ liệu thông tin của các tờ khai luồng Xanh trên hệ thống VNACCS/VCIS. Hiện các tờ khai luồng Xanh không thể mở xem trong ngày được mà sang ngày hôm sau mới có thể khai thác và xem dữ liệu thông tin của các tờ khai này. Trong khi đó, các tờ khai luồng Xanh thường xác nhận thông quan ngay. Vì thế, khi có thông tin nghi vấn hàng hóa XNK có dấu hiệu buôn lậu, gian lận thương mại rất khó cho việc ngăn chặn, bắt giữ.
Hiện nay, nhiều bộ, ngành chưa ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, do đó vẫn còn phải sử dụng các Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 12/2006/NĐ-CP đã hết hiệu lực từ 20-2-2014.
Trên thực tế vừa qua, một số mặt hàng nhạy cảm, có thể ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội như bút xóa chữ viết bằng nhiệt, thiết bị ghi âm, ghi hình siêu nhỏ... vẫn chưa được các cơ quan quản lý chuyên ngành có ý kiến chính thức sau khi cơ quan Hải quan kiến nghị. Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan đã có công văn chỉ đạo các đơn vị hải quan địa phương không giải quyết thủ tục hải quan nhập khẩu cho các mặt hàng nhạy cảm nêu trên.
Tuy nhiên, Cục Hải quan TP.HCM cho rằng, 2 văn bản trên không đảm bảo cơ sở pháp lý cho quá trình thực hiện, tạo áp lực cho Hải quan cửa khẩu. Liên quan đến kiến nghị này, ông Ngô Minh Hải, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) cho biết, Tổng cục Hải quan đã làm việc và có văn bản trao đổi, kiến nghị với các đơn vị chức năng và đang chờ ý kiến trả lời.
DN tra cứu thông tin về kiểm tra chuyên ngành. Ảnh: T.H |
Đối với hàng hóa kiểm tra chuyên ngành, Cục Hải quan TP.HCM kiến nghị các bộ, ngành, cơ quan kiểm tra chuyên ngành nhanh chóng triển khai Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17-11-2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”. Đồng thời, xem xét bổ sung sửa đổi các quy định về đối tượng, phương pháp kiểm tra chuyên ngành theo quản lý rủi ro, xác suất... nhanh chóng triển khai 100% việc cấp giấy phép, giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành, thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành qua Cổng thông tin điện tử quốc gia; tăng cường nhân lực và thiết bị kiểm tra chuyên ngành tại các cửa khẩu lớn để rút ngắn thời gian lấy mẫu hàng hóa, kiểm tra hàng hóa và thông báo kết quả kiểm tra, giúp rút ngắn thời gian thông quan cũng như chi phí của doanh nghiệp.
Đặc biệt là giải quyết vướng mắc về kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng quà biếu tặng nhập khẩu tại Chi cục Hải quan chuyển phát nhanh và Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP, ngày 25-4-2012 của Chính phủ, mặt hàng thực phẩm là quà biếu, tặng không thuộc đối tượng miễn kiểm tra an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, đa số các mặt hàng quà biếu tặng dưới 2 triệu đồng lại nằm trong tiêu chuẩn miễn thuế theo Quyết định 31/2015/QĐ-TTg ngày 4-8-2015 của Thủ tướng Chính phủ đều có hàng thực phẩm. Việc kiểm tra việc kiểm tra an toàn thực phẩm theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP gây phản ứng từ người nhận hàng, không phù hợp với tình hình thực tế. Đề nghị Bộ Tài chính có ý kiến với Bộ Y tế để tháo gỡ vướng mắc này theo hướng hàng thực phẩm quà biếu tặng nằm trong định mức miễn thuế thì không phải kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nhằm đảm bảo không thất thu NSNN khi phát sinh nợ chây ỳ, khó đòi khi Hải quan ban hành quyết định thuế, đề nghị Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC theo hướng: Chỉ áp dụng quyền được tham vấn hay kiểm tra sau thông quan đối với doanh nghiệp ưu tiên và doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật Hải quan.
Các doanh nghiệp khác (mới thành lập chưa hoạt động đủ 2 năm hoặc doanh nghiệp có vi phạm pháp luật hải quan), bắt buộc phải thực hiện tham vấn và đặt khoản đảm bảo số tiền tương ứng mức giá nghi vấn. Rút ngắn thời gian tham vấn 30 ngày xuống còn 20 ngày.
Đối với công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, Cục Hải quan TP.HCM kiến nghị, Chính phủ sớm có quy định bổ sung Nghị định 27/2011/NĐ-CP ngày 9-4-2011 để các Hãng hàng không truyền thông tin về hành khách xuất cảnh cho cơ quan Hải quan nhằm phục vụ cho công tác chống buôn lậu, do hiện nay chỉ mới quy định về truyền thông tin hành khách nhập cảnh.
Chính phủ chỉ đạo các Bộ: Công an, Tài chính, Y tế, Công Thương sớm ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Quyết định số 52/2011/QĐ-TTg ngày 21-9-2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý. Chính phủ có quy định chế tài xử lý hình sự nếu tổ chức, cá nhân vi phạm về xuất khẩu trái phép các loại tiền chất thiết yếu để sản xuất ra ma túy tổng hợp (Ephedrine, Pseudoephedrine). Cụ thể, đối với các vụ xuất lậu tiền chất che giấu trong các lô hàng XNK hoặc trong hành lý khách XNC bị bắt quả tang, đề nghị xem xét xử lý hình sự.
Chính phủ nghiên cứu xây dựng Trung tâm cơ sơ dữ liệu về ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tội phạm về ma túy nhằm tạo điều kiện cho các lực lượng chức năng tra cứu thông tin kịp thời. Theo đó, kết nối mạng cơ sở dữ liệu quản lý tiền chất giữa Hải quan, Bộ Công thương, Bộ Công an và Bộ Y tế để theo dõi, kiểm tra, quản lý tình hình hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần của các doanh nghiệp.