您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文

【kqbd duc 2】Phải ưu đãi thuế để thị trường vốn phát triển

Nhà cái uy tín6人已围观

简介Để TTCK thực sự trở thành kênh huy động vốn hiệu quả thì rất cần cơ chế, chính sách thông thoáng. V ...

phai uu dai thue de thi truong von phat trien

Để TTCK thực sự trở thành kênh huy động vốn hiệu quả thì rất cần cơ chế,ảiưuđãithuếđểthịtrườngvốnpháttriểkqbd duc 2 chính sách thông thoáng.

Với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã hình thành và phát triển được 15 năm qua, Chính phủ đã huy động được 1.200.000 tỷ đồng vốn bằng trái phiếu Chính phủ, các DN và các thành phần kinh tế khác huy động được 800.000 tỷ đồng vốn bằng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ qua thị trường này.

Nhìn vào quy mô vốn hóa 31 - 32% GDP, TTCK Việt Nam không thể nói là còn nhỏ, mà đã định hình là một kênh huy động vốn trong nền kinh tế. Do vậy, Việt Nam cần tiếp tục có chính sách cởi mở để TTCK hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Nhìn sang các nước có TTCK phát triển như Nhật Bản đã thực hiện nhiều chính sách thông thoáng để phát triển thị trường vốn. Chia sẻ tại Hội nghị sáng kiến quản trị công ty Đông Nam Á lần thứ 2, do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phối hợp với Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) tổ chức 2 ngày (12 và 13-5-2015) tại Hà Nội, Chủ tịch Cơ quan các dịch vụ tài chính Nhật Bản, ông Kiyoshi Hosomizo cho rằng, để thúc đẩy thị trường tài chính, TTCK phát triển, Chính phủ Nhật Bản triển khai Chương trình tài khoản tiết kiệm cá nhân Nippon, để huy động nguồn tiền tiết kiệm của các gia đình, vốn đang gửi tại hệ thống ngân hàng tham gia đầu tư vào TTCK.

Theo đó, về nguyên tắc, nhà đầu tư có thu nhập là phải chịu thuế. Tuy nhiên, Nhật Bản đặt ra ngưỡng, nếu các gia đình đầu tư tối đa 1 triệu Yen/năm để mua cổ phiếu, đầu tư vào các quỹ tín thác và có thu lời từ cổ tức, thì được miễn thuế. Nhờ chương trình kích thích này, đến nay các gia đình Nhật Bản đầu tư vốn nhiều hơn vào TTCK, thay vì chủ yếu gửi ngân hàng như trước.

“Tính đến tháng 3-2014, tổng lượng tiền mà các gia đình Nhật Bản tiết kiệm được khoảng 1,6 nghìn tỷ Yen, trong đó 53% gửi vào ngân hàng (tỷ lệ này ở các quốc gia châu Âu trung bình là 13,5%), đầu tư vào các quỹ đầu tư chỉ chiếm 13,7%”- ông Kiyoshi Hosomizo nói.

Nhưng khi thực hiện chính sách miễn thuế cho phần lợi tức mà nhà đầu tư nhận được khi tham gia đầu tư trên TTCK, đến cuối năm 2014, số tài khoản tham gia Chương trình tài khoản tiết kiệm cá nhân Nippon đạt 8 triệu tài khoản, với tổng giá trị đầu tư 3.000 tỷ Yen.

Cũng theo ông Kiyoshi Hosomizo, kinh nghiệm đáng nhớ nhất của Nhật Bản khi trải qua khủng hoảng châu Á gần 20 năm trước là nền kinh tế không được quá phụ thuộc vào kênh dẫn vốn gián tiếp qua ngân hàng. Nhật Bản đã mất 15 năm xử lý khủng hoảng, rất nhiều ngân hàng gặp khó khăn, nợ xấu và đóng cửa để từ đó rút ra một bài học rằng, nền kinh tế chỉ phát triển bền vững khi kênh dẫn vốn trực tiếp qua TTCK, thị trường tài chính được thúc đẩy phát triển cân bằng với kênh dẫn vốn gián tiếp qua ngân hàng.

Bên cạnh giải pháp miễn thuế kể trên, Nhật Bản tăng cường quản trị doanh nghiệp như một chiến lược cải cách kinh tế. Theo đó, các cơ quan quản lý đã đưa ra 2 bộ quy tắc bao gồm quy tắc giám sát và quy tắc quản trị doanh nghiệp nhằm cải thiện giá trị doanh nghiệp, định hướng phát triển cho doanh nghiệp. Việc áp dụng các quy tắc được thực hiện trên nguyên tắc tuân thủ và giải thích. Có nghĩa, với trường hợp doanh nghiệp không tuân thủ được thì phải giải thích tại sao.

Ngoài ra, Nhật Bản thực hiện chính sách phối hợp với các cơ quan giám sát tài chính châu Á để thành lập Trung tâm đối tác tài chính châu Á (AFPAC) với mục đích xác định các thách thức với các thị trường tài chính ở châu Á. Trung tâm này sẽ mời các chuyên gia từ các cơ quan quản lý tài chính các nước châu Á đến đào tạo, nghiên cứu, tổ chức hội thảo hội nghị... nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia châu Á và đóng góp cho sự phát triển hạ tầng tài chính châu Á.

Tags:

相关文章