【lịch.c1】Nên dành quỹ đất xây công trình thể thao trong khu công nghiệp
2 phương án
Báo cáo giải trình,êndànhquỹđấtxâycôngtrìnhthểthaotrongkhucôngnghiệlịch.c1 tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Phan Thanh Bình cho biết: Về đất đai dành cho thể dục, thể thao, một số ý kiến đề nghị bổ sung khu công nghiệp, khu công nghệ cao phải dành quỹ đất để xây dựng công trình thể thao nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế cũng như góp phần nâng cao đời sống tinh thần, thúc đẩy phong trào thể dục, thể thao trong công nhân. Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại cho rằng không nên bổ sung quy định này vì khu công nghiệp, khu công nghệ cao là nơi tập trung cho sản xuất nên quỹ đất chủ yếu được ưu tiên bố trí phục vụ mục đích sản xuất.
Bên cạnh đó, Luật hiện hành đã có quy định trong quy hoạch xây dựng trường học, đô thị, khu dân cư, doanh trại đơn vị vũ trang nhân dân phải dành quỹ đất để xây dựng công trình thể thao nên việc bổ sung khu công nghiệp, khu công nghệ cao vào dự thảo Luật sẽ dẫn đến việc công trình thể thao vừa phải được bố trí ở khu dân cư, vừa phải được bố trí ở nơi làm việc. Việc bố trí công trình thể thao ở cả hai nơi sẽ gây lãng phí và khó khả thi, tạo gánh nặng cho doanh nghiệp trong việc bố trí quỹ đất, xây dựng, vận hành, quản lý và phát huy hiệu quả sử dụng của các công trình này. Do còn có ý kiến khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất 2 phương án.
Phương án 1 là giữ nguyên như quy định hiện hành. Phương án 2 quy định trong quy hoạch xây dựng trường học, đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, doanh trại đơn vị vũ trang nhân dân phải dành quỹ đất để xây dựng công trình thể thao.
Cần thiết để phục vụ đời sống lao động
Thảo luận về vấn đề này, ĐB Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng) cho rằng, so với phương án 1 thì phương án 2 mở rộng hơn gồm có cả khu công nghiệp, khu công nghệ cao phải quy hoạch quỹ đất dành cho thể thao. Nhưng cả 2 phương án đều không hợp lý, bởi theo quy định của pháp luật hiện hành thì khu công nghiệp, công nghệ cao là khu vực chức năng chuyên sản xuất và thực hiện các công việc phục vụ cho sản xuất,nghiên cứu công nghệ phát triển…
Đây là những khu vực mà môi trường được quy hoạch chuyên dành cho nghiên cứu, sản xuất nên ngoài giờ làm việc thì không phải là nơi sinh hoạt, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của công nhân. Do đó, việc xây dựng công trình thể thao ở khu vực này là không thích hợp. Ngoài khu công nghiệp, công nghệ cao thì còn có khu chế xuất, công công nghệ ứng dụng… lại không được đề cập trong dự thảo Luật.
Đồng tình, ĐB Dương Tấn Quân (Bà Rịa - Vũng Tàu) đặt câu hỏi: “Khu công nghiệp là khu riêng chỉ ưu tiên cho sản xuất công nghiệp, không có nhà ở, không có dân cư sinh sống. Nếu xây dựng công trình thể thao ở khu vực này thì có hợp lý không?”. Công trình thể dục thể thao chỉ phát huy được hiệu quả khi đặt ở nơi dân cư sinh sống. Trong khi công nhân vào khu công nghiệp chủ yếu là để sản xuất, do đó, để đảm tính khả thi, thì công trình thể thao phải gắn với nơi sinh sống của công nhân là phù hợp. Trên cơ sở đó, đại biểu đồng tình với phương án 1, tức là giữ nguyên như quy định hiện hành.
Có ý kiến khác, ĐB Trương Anh Tuấn (Nam Định) cho rằng nên dành quỹ đất để xây dựng các công trình thể thao ở các khu công nghiệp. Ông Tuấn dẫn chiếu quy định tại Luật Đất đai có nêu: “Việc sử dụng đất xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”.
Như vậy, khi quy hoạch, thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất phải đồng thời lập quy hoạch, xây dựng khu nhà ở, công trình công cộng nằm ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất phục vụ đời sống người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Do vậy, việc dành quỹ đất cho khu công nghiệp như phương án 2 của dự thảo luật là phù hợp. Nhiều đại biểu cho rằng, việc dành quỹ đất cho công trình thể thao ở các khu công nghiệp là cần thiết để tạo điều kiện phát triển thể chất, sức khỏe và tinh thần cho công nhân, từ đó sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất.