您现在的位置是:88Point > Cúp C2

【ket quả bóng】Trách nhiệm và Đạo lý giữa thời bình

88Point2025-01-12 13:14:52【Cúp C2】3人已围观

简介Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành khẳng định: “Cấp ủy, ch&i ket quả bóng

Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Nghiêm Xuân Thành khẳng định: “Cấp ủy,ệmvĐạolgiữathờket quả bóng chính quyền và hệ thống chính trị trong tỉnh luôn quán triệt sâu sắc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách trong công tác chăm sóc, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng. Đây là những việc làm thể hiện trách nhiệm và thắm đượm truyền thống Hậu Giang tình đất tình người”.

Bài 5:Thắm đượm truyền thống Hậu Giang

Sự ân cần chăm sóc, hỗ trợ kịp thời của đơn vị phụng dưỡng, cấp ủy, chính quyền địa phương trở thành nguồn động viên to lớn, bù đắp một phần những mất mát của các Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách...

Chăm lo người có công - Nét đẹp trong đời sống

Người có công trên địa bàn tỉnh trong một đợt đi điều dưỡng tập trung tại Thừa Thiên - Huế.

Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Tư, ở ấp Trường Phước A, xã Trường Long Tây, được Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Châu Thành A nhận phụng dưỡng, chăm sóc. Ngoài gửi tặng mẹ phần quà mỗi tháng 500.000 đồng, cán bộ, công chức của phòng còn thường xuyên đến thăm, chăm sóc, đem đến niềm vui tuổi già cho Mẹ.

Sự ân cần chăm sóc, hỗ trợ kịp thời của đơn vị phụng dưỡng, cấp ủy, chính quyền địa phương trở thành nguồn động viên to lớn, bù đắp một phần những mất mát của mẹ.

Vào các dịp lễ, tết việc tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình chính sách, người có công với cách mạng đã trở thành nét đẹp tô thắm truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Ngoài ngân sách Trung ương, tỉnh luôn dành kinh phí mỗi năm cho hoạt động này. Lãnh đạo tỉnh còn đến tận hộ gia đình để thăm, tặng quà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học…

Đến tận nhà thăm Mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Duyên, ở ấp 7, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, ân cần thăm hỏi đời sống, sức khỏe của Mẹ. Nắm lấy bàn tay của mẹ, Bí thư Tỉnh ủy bộc bạch: Nhờ có những Mẹ Việt Nam anh hùng, những thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng đã nuôi dưỡng và cống hiến những người con ưu tú, góp phần thống nhất đất nước...

Chồng của mẹ Duyên là liệt sĩ Kỷ Hồng Sơn, hy sinh năm 1959 và con là liệt sĩ Kỷ Văn Của, hy sinh năm 1973.

Trước tình cảm, sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh và cấp ủy, chính quyền địa phương, mẹ Duyên chia sẻ rất ấm lòng.

Toàn tỉnh có 2.042 Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, trên 12.500 liệt sĩ, trên 5.700 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh… Các con số trên cho thấy sự hy sinh to lớn của các gia đình, các mẹ.

Thời điểm mới thành lập, tỉnh gặp muôn vàn khó khăn, thế nhưng Hậu Giang luôn xác định nhiệm vụ trước mắt là phải chăm lo đời sống gia đình chính sách, xem đó là đạo lý, là trách nhiệm đối với những người đã có nhiều đóng góp cho ngày toàn thắng của quê hương, đất nước. Những năm qua, các chế độ, chính sách được thực hiện kịp thời, đầy đủ; phong trào “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng”, quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”… ngày càng lan tỏa, trở thành nét đẹp trong đời sống.

Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành khẳng định: “Cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị trong tỉnh luôn quán triệt sâu sắc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước thực hiện kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách trong công tác chăm sóc, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng. Đây là những việc làm thể hiện trách nhiệm và thắm đượm truyền thống Hậu Giang tình đất tình người”.

98% người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình

Chăm lo gia đình chính sách, người có công luôn được xem là nhiệm vụ quan trọng của Hậu Giang.

Xem lại những tấm ảnh kỷ niệm trong các chuyến đi điều dưỡng tập trung, ông Nguyễn Văn Hòa, thương binh 4/4, ở ấp Nhơn Phú, xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, thấy bồi hồi. “Ai cũng vui mừng, phấn khởi vì đã nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành. Nhìn quê hương, đất nước đổi mới từng ngày, chúng tôi cảm thấy hạnh phúc, tự hào”, ông Hòa chia sẻ.

Đưa người có công đi tham quan, điều dưỡng là một trong những chế độ ưu đãi của Đảng, Nhà nước với những người đã cống hiến, hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đều xây dựng kế hoạch, địa điểm đi tham quan, điều dưỡng để người có công chủ động đăng ký.

Đặc biệt, Hậu Giang còn ban hành các chính sách hỗ trợ đặc thù. Cụ thể, mỗi thành viên đang hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo được hỗ trợ tăng thêm 500.000 đồng mỗi tháng theo Nghị quyết số 10 HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ an sinh xã hội và hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2022-2025.

Là hộ nghèo, ngoài chế độ thương binh 3/4, hàng tháng ông Hồ Văn Sơn, ở ấp 6, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, được hỗ trợ tăng thêm 500.000 đồng. Ông Sơn cho biết: “Sự quan tâm này là niềm động viên rất lớn, chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng hơn nữa trên mặt trận giảm nghèo”.

Để giúp gia đình phát triển kinh tế, hướng đến thoát nghèo, năm 2024 từ nguồn kinh phí Tiểu dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, ông Sơn sẽ được hỗ trợ thực hiện mô hình nuôi trâu. Mô hình sẽ được giải ngân trong thời gian tới.

Hàng năm, các xã, phường, thị trấn thường xuyên rà soát để nắm hoàn cảnh các hộ gia đình chính sách, người có công gặp khó khăn, từ đó có các giải pháp phù hợp hỗ trợ. Nếu như năm 2016, toàn tỉnh có 514 hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng, thì đến nay giảm chỉ còn 37 hộ.

Ông Nguyễn Phong Vũ, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Ngã Bảy, cho biết: “Trước những hy sinh, cống hiến và đóng góp to lớn của các gia đình chính sách, người có công, thế hệ hôm nay luôn cố gắng bù đắp để các gia đình có cuộc sống tốt hơn. Từ năm 2020 đến nay, thành phố không còn hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng”.

Hiện cuộc sống của hầu hết các gia đình chính sách đã được nâng lên rõ rệt, đến nay 98% người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú.

Từ năm 2004 đến cuối năm 2023, tỉnh đã trao tặng trên 1 triệu phần quà đến các gia đình chính sách, người có công. Thực hiện tốt đưa, đón người có công đi tham quan, điều dưỡng tập trung.

Phong trào phụng dưỡng, chăm sóc mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân liệt sĩ già yếu, neo đơn; thương binh, bệnh binh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn… được các tổ chức, đoàn thể, các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp và Nhân dân trong và ngoài tỉnh tích cực tham gia.

Nếu như năm 2016, toàn tỉnh có 514 hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng, thì đến nay giảm chỉ còn 37 hộ.

很赞哦!(96)