Nam bệnh nhân L.N.T,ắphơnviênsỏitừtúimậtngườiđànôtoi nay co da bong ko 68 tuổi, Hà Nội được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 khoảng giữa tháng 9/2021 trong tình trạng đau hạ sườn phải kèm sốt. Người bệnh cho biết có tiền sử cắt 3/4 dạ dày từ 20 năm trước do loét dạ dày lành tính. 1 năm gần đây, ông bắt đầu xuất hiện nhiều đợt đau âm ỉ vùng hạ sườn bên phải.
PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện phẫu thuật tiêu hóa, Trưởng khoa Phẫu thuật ống tiêu hóa, Bệnh viện 108 thông tin, kết quả siêu âm phát hiện túi mật người bệnh căng to, nhiều sỏi, thành rất dày và thâm nhiễm xung quanh.
“Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là viêm túi mật cấp do sỏi. Túi mật đã tổn thương nặng nề, có thể dẫn đến nhiều nguy cơ nếu mổ cắt túi mật ngay trong tình trạng cấp cứu”, PGS Tuấn nói.
Các bác sĩ quyết định điều trị kháng sinh mạnh cho người bệnh. Qua 1 tuần, các triệu chứng giảm nhẹ, tuy nhiên bệnh viện chưa tiến hành mổ ngay mà hẹn phẫu thuật cắt túi mật sau 1 tháng. Mục đích là để đảm bảo khả năng phẫu thuật thành công bằng nội soi, hạn chế thấp nhất nguy cơ tai biến, biến chứng trong và sau mổ, đặc biệt là nguy cơ tổn thương đường mật chính do tình trạng viêm dính kéo dài của túi mật.
Đến giữa tháng 10, ông T được phẫu thuật nội soi theo hẹn. PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn là người trực tiếp tiến hành ca mổ.
“Khó khăn lớn nhất trong phẫu thuật là bệnh nhân đã từng mổ cắt dạ dày gây tình trạng dính trong ổ bụng. Bên cạnh đó, túi mật viêm dính nhiều làm cho vùng quanh túi mật và cuống gan dính vào nhau thành khối chắc, không còn phân biệt được các cấu trúc giải phẫu”, PGS Tuấn cho hay.
Ca cắt túi mật thông thường (túi mật không viêm dính) thường chỉ diễn ra trong khoảng 15 phút. Trong khi đó với trường hợp bệnh nhân L.N.T, các bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật tới 3 giờ đồng hồ, rất tỉ mỉ để tránh được những tai biến nguy hiểm như tổn thương đường mật, tá tràng, đại tràng và các mạch máu lớn vùng cuống gan.
Sau phẫu thuật, các bác sĩ gắp ra được hơn 100 viên sỏi hỗn hợp với tính chất cứng như đá từ túi mật bệnh nhân. Sỏi có kích thước và hình thù khác nhau (từ 2 mm tới 15mm), nhiều góc cạnh, bề mặt nhẵn bóng.
Dịch chứa trong túi mật không còn là dịch mật mà là dịch mủ đục. Theo PGS Tuấn, nguyên nhân do tình trạng tắc cổ túi mật dẫn đến ứ trệ dịch mật kéo dài. Túi mật mất chức năng, chỉ còn tiết chất nhày, kết hợp với nhiễm khuẩn gây viêm túi mật cấp nặng nề.
“Trường hợp viêm túi mật do sỏi tắc cổ túi mật như trên, nếu không có chiến thuật điều trị hợp lý có thể dẫn đến vỡ túi mật, gây viêm phúc mạc mật, nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân”, PGS Tuấn nhấn mạnh.
Hơn 100 viên sỏi được gắp ra từ túi mật nam bệnh nhân - Ảnh: BSCC |
Được biết, đến nay, sức khỏe người bệnh đã hoàn toàn bình phục sau ca phẫu thuật.
Túi mật là một túi nhỏ hình quả lê nằm mặt dưới gan phải, đóng vai trò lưu trữ và cô đặc mật. Mật do gan bài tiết liên tục, được lưu trữ trong túi mật sau đó bài xuất xuống ruột vào mỗi bữa ăn, giúp việc tiêu hóa thức ăn hoàn chỉnh hơn, đặc biệt là tiêu hoá chất béo.
Theo PGS Tuấn, có rất nhiều nguyên nhân gây sỏi túi mật, trong đó sự mất cân bằng các thành phần dịch mật, ứ đọng dịch mật, tăng cholesterol và nhiễm khuẩn là những yếu tố cơ bản. Ngoài ra, sỏi còn có thể hình thành do sự kết tụ của bilirubin trong một số bệnh như thiếu máu hồng cầu liềm, xơ gan… hoặc do yếu tố cơ địa.
Sỏi túi mật được cấu thành bởi cholesterol, muối mật và canxi, kích thước thường từ vài mm đến vài cm. Các thành phần hóa học trong sỏi sẽ làm cho viên sỏi có màu sắc, độ cứng và hình thù khác nhau. Số lượng, kích thước sỏi ở mỗi người không giống nhau, có thể có từ 1 đến hàng trăm viên sỏi trong túi mật.
PGS Tuấn cho biết, bất cứ ai cũng có thể bị sỏi túi mật. Tuy nhiên, bệnh này thường gặp hơn ở nữ giới, người thừa cân, béo phì, người từ 40 tuổi trở lên, các bệnh nhân dùng thuốc giảm cholesterol hoặc thuốc có chứa estrogen như thuốc điều trị hormon,…
Bệnh sỏi túi mật tiến triển âm thầm, rất ít triệu chứng. Nhưng biến chứng xảy ra thường không báo trước, diễn biến đột ngột bất cứ lúc nào.
Khi sỏi túi mật kẹt vào phễu Hartmann hoặc ống túi mật sẽ dẫn đến ứ đọng dịch mật, kết hợp với tình trạng nhiễm khuẩn gây viêm túi mật cấp có thể dẫn đến áp xe túi mật, hoại tử túi mật hoặc vỡ gây viêm phúc mạc mật.
Trong một số trường hợp, viên sỏi có thể di chuyển qua ống cổ túi mật vào ống mật chủ, gây tắc mật, viêm đường mật cấp hoặc nguy hiểm hơn là viêm tụy cấp. Một tỷ lệ nhỏ sỏi túi mật kích thước lớn khi tồn tại kéo dài trong túi mật có thể gây ung thư túi mật hoặc gây tắc ruột khi rơi vào đường tiêu hóa.
Biến chứng của sỏi túi mật không phụ thuộc vào kích thước viên sỏi. Nhiều trường hợp sỏi túi mật kích thước nhỏ (dưới 10mm) đã thường xuyên gây viêm túi mật, tắc đường ống dẫn mật. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp sỏi đã lấp đầy túi mật, sỏi kích thước lớn (từ 11mm đến 30mm) mà sức khỏe người bệnh vẫn có thể bình thường trong một thời gian dài, thậm chí suốt đời không gây biến chứng gì.
PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng các thuốc tác dụng tan sỏi bởi thuốc này có rất ít hiệu quả trong việc làm giảm kích thước hoặc mất hoàn toàn sỏi túi mật, chi phí lại rất tốn kém.
Thay vào đó, nên tới bệnh viện thăm khám để được các bác sĩ đưa ra chỉ định điều trị phù hợp hoặc phẫu thuật khi cần thiết.
PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn cùng các đồng nghiệp trong 1 ca phẫu thuật lấy sỏi mật - Ảnh: BSCC |
“Để phòng ngừa sỏi túi mật, chúng ta cần thay đổi lối sống nhằm giảm nguy cơ hình thành sỏi mật cũng như làm chậm quá trình phát triển, ngăn ngừa nguy cơ tái phát sỏi”, PGS Tuấn nói.
Theo đó, người dân nên cố gắng ăn đầy đủ và đúng bữa, nhất là bữa sáng, không để cơ thể bị bỏ đói. Thói quen bỏ qua bữa sáng có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh sỏi túi mật. Bên cạnh đó, cần có chế độ ăn hợp lý, cân đối dinh dưỡng và hạn chế thực phẩm giàu cholesterol.
Không nên nôn nóng trong việc giảm cân mà phải thực hiện giảm từ từ vì sụt cân nhanh có thể làm tăng nguy cơ sỏi túi mật. Tốt nhất chỉ nên giảm khoảng 0,5 - 1kg mỗi tuần. Ngoài ra, thường xuyên vận động thể lực, hạn chế ngồi nhiều với những bài tập đơn giản nhẹ nhàng trong khoảng 30 - 45 phút mỗi ngày.
Nguyễn Liên
Nam bệnh nhân 40 tuổi nhập viện trong tình trạng hai thận đã to như trái dừa, hút ra hơn một lít mủ dạng nhầy như thạch, quánh đặc.