Giá rẻ bởi một phần tự... chi trả
Hiện nay,ếtkhỏevớitourgiárẻkết qua cúp c1 có nhiều hãng lữ hành đưa ra tour có phần để khách tự do một vài ngày, tự trả một số dịch vụ ăn chơi để nhằm tạo cảm giác giá thành tour trọn gói hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, lãnh đạo một công ty giải trí - lữ hành tại Khánh Hòa cho rằng đây là thủ thuật áp dụng khi sức mua suy giảm. Hãng lữ hành V. gần đây bán chương trình Hà Nội- Phú Quốc 4 ngày gần 6 triệu đồng/khách, 120 ngàn đồng/bữa chính, ngủ khách sạn 3 sao, bay hàng không giá rẻ khởi hành giữa trưa và tự túc ba bữa chính (đương nhiên giá trọn gói giảm được 360 ngàn tiền ăn). Cả ngày tour thứ ba, lữ hành gợi ý khách tự túc thăm một trong hai khu giải trí có giá vé 500 – 600 ngàn/người cao trên 1,4m. Ngày cuối cùng, đoàn tự do buổi sáng, đến trưa trả phòng - ăn trưa rồi lửng lơ ít nhất 2 tiếng cho tới giờ ra sân bay. Với lịch trình lắm “trống trải” như vậy, đương nhiên hãng có mức giá rẻ hấp dẫn.
Khách tham gia chương trình Hà Nội - Nha Trang của Tr. ngủ khách sạn 3 sao, ăn 150 ngàn đồng/bữa chính nhưng lại tự túc hai bữa chính! Ngày tour thứ hai, hãng lữ hành gợi ý đoàn đi Vinpearl Land vui chơi đã đời từ sáng tới chiều nếu chịu tự mua vé 880 ngàn/người lớn… Một lữ hành khác trong thời gian từ nay đến cuối năm mở bán 16 đoàn đi tour tiêu chuẩn TP.HCM - Hà Nội – Lào Cai – Quảng Ninh giá gần 8 triệu đồng (thanh toán trực tuyến giảm 200 - 500 ngàn đồng/khách), ngủ 3 – 4 sao, cũng hẹn khách 4 giờ tới sân bay Tân Sơn Nhất. Du khách tự chi trả cáp treo lên non thiêng Yên Tử (tuyến 1 khứ hồi 200 ngàn đồng), núi Fansipan (khứ hồi 700 ngàn đồng) và bữa tối cuối cùng…
Như vậy mỗi tour khách hàng có nhiều thời gian tự do và tự... chi trả nên việc giá mỗi tour đã giảm đáng kể so với thông thường. Đương nhiên, với cách tính toán rất kỹ càng của mỗi hãng lữ hành, khách hàng phải tự tính thêm phần chi phí cũng như phải chấp nhận những giờ bay hay đón trả khách khá bất tiện.
Tư vấn thiếu đầy đủ
Tháng 9 - 11 trùng với mùa mưa bão song vì lợi nhuận, một số lữ hành lại thiếu sự chuẩn bị thông tin, tâm lý cho khách trước diễn biến thời tiết. Gia đình bà Trịnh Thị Hồng (ngõ 32 đường Bưởi, quận Ba Đình - Hà Nội) bực bội nhớ lại chuyến du lịch “bão táp” Hạ Long - Cát Bà mới đây. Trước khởi hành hai hôm, báo đài rầm rộ đưa tin cơn bão rất lớn đang chuyển hướng và sẽ đổ vào khu vực này trong ngày tour thứ hai. Tuy nhiên nhân viên bán tour vẫn khẳng định khởi hành bình thường mặc dù biết được sự rủi ro nhất định bởi khi hãng lữ hành đã đặt cọc giữ chỗ dịch vụ, sát khởi hành báo hủy rất dễ bị khách sạn, nhà vận chuyển phạt thẳng cánh. Và rồi, thời tiết diễn biến đúng như dự báo, đoàn bị kẹt lại Cát Bà trọn một ngày đêm... ngắm bão.
Phải ở lại Hội An chứng kiến trận bão khiếp đảm không có trong chương trình siêu khuyến mãi mùa thu, em rể bà Hồng mua tour của lữ hành danh tiếng ở Hà Nội nên không phải trả thêm đồng nào. Song suốt một ngày đêm, đoàn khách quá nửa trên dưới 60 tuổi đói lẩy bẩy vì mỗi người chỉ được gói mì ăn liền lót dạ! Bão tan, hướng dẫn viên cắt tham quan phố cổ, đưa khách đi xơi mì Quảng chống đói rồi vội vã ra sân bay Đà Nẵng!
Đại diện Công ty Thương mại – du lịch Vĩnh Tân (TP. Hồ Chí Minh) khẳng định, cách tư vấn như trên rất cẩu thả. Người làm lữ hành chuyên nghiệp phải chủ động hỏi ý kiến đoàn về chuyến đi. Nếu khách muốn điều chỉnh lịch trình hay hoãn hủy tour, lữ hành có trách nhiệm đàm phán với các đối tác để giảm thiểu số tiền bị phạt, tính toán chi phí phát sinh rồi thông báo cho khách quyết định…