【bảng xếp hạng nhat anh】Nhiều doanh nghiệp dệt may thiếu đơn hàng khi lạm phát tại Mỹ, EU tăng cao

EU thay đổi quy định kiểm soát hoá chất trong hàng dệt may,ềudoanhnghiệpdệtmaythiếuđơnhàngkhilạmpháttạiMỹEUtăbảng xếp hạng nhat anh đồ gỗ?
Đối mặt nhiều khó khăn, xuất khẩu dệt may vẫn “nhắm” đích 43 tỷ USD
Ngành dệt may xuất siêu 8,86 tỷ USD trong nửa đầu năm
Nhiều doanh nghiệp dệt may thiếu đơn hàng khi lạm phát tại Mỹ, EU tăng cao
Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam

Ông đánh giá như thế nào về tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ngành dệt may trong 7 tháng đầu năm 2022?

Tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may 7 tháng đầu năm 2022 khá thuận lợi. Đơn hàng dồi dào, lực lượng lao động dần ổn định sau khi Việt Nam triển khai tiên vắc xin thần tốc và chuyển sang trạng thái bình thường mới, thích ứng linh hoạt với Covid-19. Toàn ngành dệt may đã đạt được kết quả khả quan.

Cụ thể, tổng kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2022 ước đạt 26,55 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên, phụ liệu dệt may 7 tháng ước đạt 15,48 tỷ USD tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất siêu đạt 11,07 tỷ USD, tăng 31% so với 7 tháng năm 2021.

Tuy nhiên, từ nửa cuối năm 2022, các doanh nghiệp đứng trước nhiều khó khăn thách thức, mặc dù toàn ngành vẫn giữ mục tiêu phấn đấu xuất khẩu đạt 43,5 tỷ USD cho cả năm 2022.

Xin ông chia sẻ rõ hơn các khó khăn, thách thức mà ngành dệt may Việt Nam phải đối mặt trong thời gian tới, đặc biệt là khó khăn về đơn hàng, đơn giá xuất khẩu?

Dệt may là ngành xuất nhập khẩu rất lớn và chịu tác động trực tiếp bởi những biến động khó đoán định trên thế giới. Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)… vẫn đang áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt chống dịch, ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng nguyên, phụ liệu và tiêu thụ sản phẩm.

Bên cạnh đó, kinh tế khó khăn, tỷ lệ lạm phát tăng cao tại các thị trường tiêu thụ dệt may lớn như Mỹ, EU… làm cho sức mua các mặt hàng tiêu dùng, trong đó có hàng dệt may giảm đáng kể. Điều này ảnh hưởng đến đơn hàng và đơn giá của các doanh nghiệp dệt may từ nay đến cuối năm 2022. Nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng.

Bên cạnh đó, xung đột quân sự Nga – Ukraine vẫn đang diễn biến phức tạp, chưa có hồi kết ảnh hưởng đến một số thị trường của dệt may Việt Nam như tại Nga, Ukraine và các nước khác trong khu vực.

Ngoài ra, doanh nghiệp dệt may phải chịu chi phí tăng tới 20-25% do giá nguyên, nhiên, phụ liệu từ đầu năm đến nay đã tăng rất nhanh. Cụ thể, giá dầu thô, giá xăng trong nước và thế giới biến động ở mức cao; chi phí vận tải cao gấp 3 lần so với bình quân 5 năm trở lại đây…

Từ đầu năm đến nay, đồng nội tệ của của nhiều quốc gia trong khu vực mất giá khá lớn so với USD. Ví dụ, Nhân dân tệ Trung Quốc mất giá 5,3%; Won Hàn Quốc 4,7%; Đài tệ 6%; Bath Thái 3,4% và Yên Nhật gần 16%, trong khi VND chỉ mất giá 1,8% gây bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Nhiều doanh nghiệp dệt may thiếu đơn hàng khi lạm phát tại Mỹ, EU tăng cao
Toàn ngành dệt may vẫn giữ mục tiêu xuất khẩu đạt 43,5 tỷ USD cho cả năm 2022. Ảnh: Nguyễn Thanh

Phải nói thêm rằng, những thách thức đến từ các thị trường lớn của Việt Nam như Mỹ, EU cũng tạo nhiều áp lực cho doanh nghiệp trong thời gian tới như vấn đề truy soát nguồn gốc bông và các sản phẩm làm từ bông Tân Cương khi “Đạo luật phòng chống lao động cưỡng bức với người Duy Ngô Nhĩ” có hiệu lực từ ngày 21/6/2022 hay dự định thu phí các bon, yêu cầu về hàm lượng tái chế, tái sử dụng đối với hàng nhập khẩu tại thị trường EU.

Hiệp hội có kiến nghị gì tới Chính phủ, các bộ, ngành nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, đảm bảo tốc độ tăng trưởng của ngành trong thời gian tới, thưa ông?

Hiệp hội Dệt may Việt Nam đề nghị Chính phủ, các bộ có định hướng, khuyến cáo rủi ro, tháo gỡ vướng mắc liên quan đến cơ chế thanh toán, vận chuyển hàng hóa, chứng từ… cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu vào các nước khu vực và xung quanh khu vực có xung đột Nga – Ukraine.

Bên cạnh đó, làm việc với các nước và tỉnh bạn có chung đường biên nhưng đang có chính sách chống dịch khác nhau, phối hợp giải quyết các vấn đề về di chuyển người, phương tiện, hàng hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu, đáp ứng nguồn cung nguyên, phụ liệu cho sản xuất, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng; có định hướng giải quyết vấn đề liên quan đến Đạo luật chống lao động cưỡng bức người Ngô Duy Nhĩ của Mỹ. Hiện tại, các doanh nghiệp rất lúng túng về vấn đề này.

Ngoài ra, ngành dệt may đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035” để tạo điều kiện hình thành các khu công nghiệp lớn có xử lý nước thải tập trung, có công nghệ tiên tiến, công nghệ xanh, thu hút đầu tư khâu dệt nhuộm giải quyết điểm nghẽn về vải cung cấp cho may xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu xuất xứ để ưu đãi thuế từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA)…

PV: Xin cảm ơn ông!