Dự báo kết quả kinh doanh quý 3 ngành ngân hàng tiếp tục khởi sắc | |
Kinh tế Việt Nam đã đi qua đáy,sángmu vs chelsea 2023 đang phục hồi theo hình chữ V | |
Những điểm sáng trong bức tranh kinh doanh màu tối của doanh nghiệp niêm yết |
DN lớn nhiều khả quan
Tính đến thời điểm hiện nay, dựa vào kết quả kinh doanh mà một số DN đã công bố cho thấy, triển vọng kinh doanh của nhiều nhóm ngành kinh doanh đã không khó như những dự báo trước đó. Do đó, kết quả kinh doanh quý 3 đang rất được mong chờ để các nhà đầu tư có thể thấy được khả năng vượt khó, nỗ lực vươn lên và năng lực chống chịu của các DN.
Đánh giá sơ bộ cho thấy, kết quả kinh doanh lỗ hay lãi tại các DN không quá bất ngờ, vẫn là những DN lớn, có tiềm lực thì sẽ bứt phá, có lãi, còn DN yếu kém vẫn sẽ tiếp tục rơi vào “vòng xoáy” thua lỗ.
Ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Chứng khoán Yuanta Việt Nam nhận định, những DN đã duy trì tăng trưởng tốt trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ nhất (quý 1 và quý 2) cũng nhiều khả năng sẽ tăng trưởng tích cực trong quý 3 và quý 4.
Đồng quan điểm, theo đánh giá của các chuyên gia Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt, kết quả kinh doanh quý 3 của các DN sẽ không quá tệ như dự báo trước đây khi các tín hiệu từ nền kinh tế vĩ mô đã cho thấy nhiều tín hiệu tích cực hơn dự kiến. Tuy nhiên, các nhóm ngành sẽ có những sự phân hóa. Điều này đã được phản ánh qua giá cổ phiếu tăng mạnh mẽ hơn so với thị trường chung trong những tuần qua.
Do vậy, theo quan sát, đà tăng trưởng ở nhóm đầu tiên sẽ thuộc về ngành sản xuất thực phẩm, thứ hai là các công ty chứng khoán do thị trường tăng trưởng trở lại. Dù được nhận định là vẫn còn những rủi ro bởi những khoản trích lập dự phòng và nợ xấu, nhưng nhóm ngân hàng vẫn sẽ là "điểm sáng" trong kỳ công bố kết quả kinh doanh quý 3. Trong lĩnh vực dệt may, các DN có thị trường xuất khẩu đa dạng được đánh giá sẽ duy trì tình hình kinh doanh ổn định.
Cụ thể, nhiều DN ngành sản xuất, chế biến, chế tạo đã có lãi. Mới đây, Công ty Dabaco đã công bố kết quả kinh doanh quý 3 với một quý tiếp tục kinh doanh thuận lợi, ước đạt doanh thu 3.565 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 386 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, doanh thu 9 tháng đạt 11.757 tỷ đồng, gấp 2,3 lần và lợi nhuận sau thuế đạt 1.136 tỷ đồng, gấp 24 lần. Tương tự, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) cũng có tổng doanh thu 45,277 tỷ đồng và lãi sau thuế 8,967 tỷ đồng, đều tăng 7% so cùng kỳ năm 2019. Tập đoàn Kido cũng ước đạt doanh thu 5.960 tỷ đồng, tăng 17,3%, lợi nhuận sau thuế đạt 261 tỷ đồng, tăng 56,6% so với cùng kỳ năm trước.
Với một ngành hồi đầu năm gặp khó như dệt may thì kết quả kinh doanh có lãi sau 9 tháng cũng là một sự ghi nhận đáng khích lệ. Công ty Cổ phần Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công đã ghi nhận quý 3 tình hình lợi nhuận sau thuế ước đạt 79 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. Lãnh đạo của Dệt may Thành Công chia sẻ, dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự nỗ lực, linh hoạt, ứng biến nhanh, Công ty đã sản xuất ra những sản phẩm vải, khẩu trang, bảo hộ y tế kháng khuẩn để bù đắp cho việc thiếu hụt đơn hàng, vừa tạo việc làm và mang lại doanh thu, lợi nhuận.
Khó khăn sẽ giảm bớt
Trước tình hình kinh doanh của DN nói riêng và tốc độ phát triển của nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ mô nói chung, các chuyên gia đều tin tưởng, các DN sẽ vươn lên trong 3 tháng cuối năm, đạt được kết quả tốt hơn không những cho quý 4 và năm 2020 mà tạo tiền đề để bước sang năm 2021. Vì thế, bên cạnh nhiều DN lãi lớn, vẫn còn không ít DN ghi nhận lợi nhuận giảm, thậm chí lỗ nhưng biên độ đã được thu hẹp, khó khăn dần được khắc phục.
Tiêu biểu như Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR). Dù đã thua lỗ trong cả 2 quý đầu năm với khoản lỗ ròng lên tới 4.236 tỷ đồng, sang quý 3, nhà máy còn ngừng hoạt động để thực hiện bảo dưỡng tổng thể gần 2 tháng, nhưng ông Bùi Minh Tiến, Tống giám đốc BSR cho biết, DN đã triển khai ngay các giải pháp để ứng phó với tác động kép là dịch Covid-19 và giá dầu giảm bằng cách tối ưu hóa sản xuất, tiết giảm chi phí… với mức tiết giảm lên tới 2.500 tỷ đồng. Nhờ đó, trong quý 3, DN vẫn có lợi nhuận.
Theo các DN và chuyên gia, các biện pháp và gói hỗ trợ cho DN của các cơ quan quản lý đã “gỡ khó” cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Tuy nhiên, để tăng trưởng về lợi nhuận, cái “gốc” của DN là rất cần thiết, đó là năng lực về tài chính, nhân lực tốt, chiến lược kinh doanh tốt, tầm nhìn dài hạn… mới giúp DN trụ vững và vượt qua khó khăn. Vì thế, trong thời gian tới, các DN cần gia cố cho “bộ đệm” của mình thêm vững chắc, để kết quả kinh doanh luôn có sự tăng trưởng.