Bộ Công Thương “bắt tay” VECOM hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu trực tuyến | |
Xúc tiến thương mại trực tuyến chi phí thấp,úctiếnthươngmạitrựctuyếnNhiềuđiểmmớigiúptănghiệuquảxuấtkhẩkqbd kawasaki hiệu quả cao |
Xuất khẩu vải thiều khá thành công nhờ phương thức xúc tiến thương mại trực tuyến cả ở thị trường trong nước lẫn ngoài nước. Ảnh: N.Thanh |
Lần đầu tiên tham gia triển lãm từ xa
Trong năm 2020 và từ đầu năm 2021 đến nay, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã chủ động triển khai hoặc phối hợp triển khai hàng loạt hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến như các hội thảo, hội nghị kết nối cung-cầu trực tuyến với các địa phương trên toàn quốc cũng như với các đối tác quốc tế.
Ông Hoàng Minh Chiến, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại đánh giá, triển khai hoạt động giao thương trực tuyến phần nào đã hỗ trợ được các DN, địa phương trong kết nối, tiêu thụ sản phẩm. Đáng chú ý, ngoài hội nghị kết nối cung-cầu với các địa phương, hội nghị kết nối trực tuyến với các đối tác, bạn hàng quốc tế lớn, 2021 là năm đầu tiên tổ chức thí điểm triển khai cho các DN Việt Nam tham gia triển lãm từ xa ở các hội chợ, triển lãm uy tín lớn.
Thông qua xúc tiến thương mại trực tuyến, DN có thể tiếp thị toàn cầu, truy cập lấy thông tin cũng như giao dịch với khách hàng 24/7. Tuy nhiên, phương thức này cũng tiềm ẩn không ít rủi ro khi các ứng dụng về marketing hoặc quảng cáo và bán sản phẩm có thể bị lợi dụng để bán hàng kém chất lượng, hàng hóa và dịch vụ không tương xứng với giá bán. |
Ví dụ như, Hội chợ Trung Quốc-ASEAN, Hội chợ hoa quả quốc tế Quảng Châu (Trung Quốc), Hội chợ quốc tế Thành Đô-Tứ Xuyên (Trung Quốc), Hội chợ nhập khẩu quốc tế tại Thượng Hải (Trung Quốc)… “Hội chợ, triển lãm từ xa là hình thức mới. Theo đó, DN không cần có mặt mà chỉ gửi sản phẩm của DN tới ban tổ chức hội chợ, triển lãm để họ trưng bày trực tiếp. Việc kết nối, trao đổi thông tin giữa DN Việt Nam với đối tác nước ngoài sẽ thực hiện qua các nền tảng số, ví dụ như hội nghị giao thương kinh tế số của ban tổ chức cung cấp”, lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại nói.
Bên cạnh đó, ông Hoàng Minh Chiến nhấn mạnh, hình thức triển lãm trực tuyến cũng được đẩy mạnh hơn trong năm 2021. Các DN được tạo lập gian hàng trên môi trường trực tuyến (gian hàng ảo). Sản phẩm của DN được trưng bày thông qua các video clip, các hình ảnh chụp và thông tin cụ thể của sản phẩm, của DN tại kệ gian hàng ảo. Các khách hàng sẽ tham quan và tìm hiểu thông tin sản phẩm, hoàn toàn không có tiếp xúc trực tiếp.
Bà Nguyễn Việt Hồng, Phụ trách Ban Kinh tế xúc tiến thương mại, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đánh giá, hoạt động xúc tiến thương mại trực tuyến bước đầu đã đem lại những kết quả rất đáng ghi nhận. DN có thể tiếp cận thị trường nhanh, chi phí không tốn kém. Trước kia, DN tham gia hoạt động xúc tiến trực tiếp phải trả các chi phí cho vé máy bay, vận chuyển hàng hoá, đi lại, ăn ở… Với hình thức trực tuyến, DN chỉ cần làm tốt hoạt động về marketing, giới thiệu hình ảnh sản phẩm, hình ảnh DN.
Bên cạnh đó, trước kia, khi DN tham gia hội chợ chuyên ngành thường là chỉ áp dụng cho một nhóm sản phẩm. Tuy nhiên, hoạt động trực tuyến có thể có nhiều đối tượng khách mua hàng tham gia, như vậy cùng lúc có thể tổ chức xúc tiến nhiều ngành hàng khác nhau. Đây là hoạt động rất hữu ích cho DN. “Thời gian qua, Cục Xúc tiến thương mại cũng đã triển khai các dự án liên quan khác như mở tài khoản trên sàn giao dịch thương mại điện tử B2B (DN tới DN-PV), B2C (DN tới người tiêu dùng-PV). Hiệp hội cũng triển khai dự án liên quan đến sàn thương mại điện tử B2B. Đến nay, kết quả đem về khá đáng kể. Các DN của Hiệp hội tham gia đã tiếp cận được các hệ thống lớn của Mỹ, Australia, EU…”, bà Hồng nhấn mạnh.
Lo ngại rủi ro
Đánh giá cao phương thức xúc tiến thương mại trực tuyến, ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phân tích, xúc tiến thương mại trực tuyến chi phí chỉ bằng 1/10 so với xúc tiến trực tiếp nhưng đem lại hiệu quả gấp nhiều lần. Ưu điểm vượt trội của kênh xúc tiến thương mại trực tuyến là rút ngắn khoảng cách giữa các đối tác, khách hàng và DN.
Bà Nguyễn Việt Hồng đánh giá, việc chuyển đổi tiếp cận thị trường từ mô hình trực tiếp sang trực tuyến nổi lên một số nhược điểm. Hoạt động marketing của DN Việt Nam chưa thực sự mang đúng tính chất là marketting. Đáng chú ý, đây là những hoạt động giao dịch trên nền tảng online nên nhiều rủi ro có thể xảy ra. “Ví dụ như, DN XNK Việt Nam chưa thể tìm hiểu kỹ về đối tác định giao dịch, tất cả chỉ qua không gian ảo. Để khắc phục điều này, các DN cần sự hỗ trợ từ các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài cũng như Đại sứ quán Việt Nam hay sự hỗ trợ của Sở Công Thương các tỉnh, thành phố. Khi triển khai xúc tiến thương mại trực tuyến rất cần có sự liên kết chặt chẽ để tránh rủi ro cho DN”, bà Hồng nói.
Một điểm hạn chế được bà Hồng chỉ ra nữa là khi quảng bá trực tuyến cần nhấn mạnh yếu tố hình ảnh. Trong khi đó, các DN Việt Nam lại chưa thực sự đầu tư cho hình ảnh sản phẩm của DN. Điều quan trọng là DN phải đồng hành cùng cơ quan quản lý xúc tiến thương mại cũng như UBDN các tỉnh, thành phố. DN phải có kiến thức, sự chuẩn bị nhất định để hoạt động xúc tiến hiệu quả hơn.
Ông Hoàng Minh Chiến thông tin thêm, hiện nay Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Đề án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại. Đề án đang được các đơn vị chức năng của Văn phòng Chính phủ tổng hợp báo cáo Thủ tướng và dự kiến thời gian sắp tới Thủ tướng sẽ ký ban hành quyết định phê duyệt Đề án này.
“Đề án này là nền tảng, trong đó có đưa ra các mục tiêu cũng như giải pháp cụ thể, giao trách nhiệm cho từng bộ, ban, ngành, địa phương, thể hiện sự chung tay của cộng đồng DN, hiệp hội, ngành hàng trong quá trình triển khai hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại”, ông Chiến nêu rõ.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải lưu ý, ngoài sự hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý nhà nước, các DN cũng phải thường xuyên cải thiện chất lượng hàng hóa, sản phẩm; quy cách đóng gói đáp ứng nhu cầu của các nhà phân phối, nhà NK trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, DN cần thường xuyên cập nhật thông tin mặt hàng XK, nhà phân phối, nhà NK tiềm năng cũng như nâng cấp, bảo dưỡng cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị để kết nối giao thương trực tuyến đạt hiệu quả cao.