Việt Nam hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng |
Ở thời điểm hiện tại,ĐiểmsángViệnhận định club america khi Việt Nam đã, đang hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, trước những thách thức của thời đại, cần nhìn nhận thấu đáo về mô hình tăng trưởng để phát triển bền vững cho đất nước.
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Tỷ trọng sản xuất công nghiệp trong GDP ngày càng tăng. Một số ngành như năng lượng, cơ sở hạ tầng đường bộ - hàng không có bước đột phá lớn. Thành tựu về xóa đói, giảm nghèo, đột phá về nông nghiệp (bao gồm cả thủy sản - chăn nuôi) và an ninh lương thực cũng như ổn định xã hội là những thành công được đông đảo quần chúng nhân dân cảm nhận hàng ngày và bạn bè quốc tế coi là "điểm sáng Việt Nam". Đặc biệt đáng tự hào khi chúng ta đạt được những điều đó trong bối cảnh vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh 30 năm và cấm vận bao vây kinh tế gần 20 năm…
Tiếp tục tinh thần nhìn thẳng vào sự thật của Đại hội đổi mới (1986) phải thừa nhận: Việt Nam đã lỗi hẹn với lời hứa cơ bản trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020. Đây chính là thời gian thích hợp nhất để Việt Nam nhìn lại mình và chuẩn bị kỹ bước đi tiếp theo. Có lẽ, chúng ta cần thêm 15 năm nữa với nỗ lực vượt bậc thì mới đạt được các mục tiêu mà Cương lĩnh 1991 của Đảng đã đề ra. Lúc đó các nước quanh ta cũng sẽ có những tiến bộ. Như vậy mục tiêu đuổi kịp và vượt các nước trong "top 4" của ASEAN ngày càng khó khăn. Có thể nói, bối cảnh quốc tế đặt ra với nước ta trong giai đoạn hiện nay cũng khốc liệt không kém giai đoạn 1945. Ngoài các yếu tố địa chính trị, khí hậu, địa kinh tế... với tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ và áp lực toàn cầu hóa, có thể nêu ra ba yếu tố cơ bản đòi hỏi chúng ta phải có tư duy và hành động mới.
Một là, quan niệm về một nền kinh tế hiện đại bền vững đã thay đổi. Các nước tiên tiến trên thế giới (nhóm các nước OECD) đã tự thay đổi mô hình tăng trưởng truyền thống nhờ sử dụng các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế như lao động, tài nguyên...
Hai là, rủi ro và khủng hoảng diễn ra thường xuyên với quy mô thiệt hại ngày càng lớn hơn. Để khắc phục tình trạng này, chính sách phát triển kinh tế vĩ mô của các quốc gia trong nhóm OECD đã có bước phát triển vượt bậc cả về lý thuyết và điều hành, mà chúng ta hay dùng khái niệm chính sách và biện pháp xử lý điều hành kinh tế phi truyền thống để miêu tả. Chính việc sử dụng khái niệm như vậy, vô hình trung, đã che khuất đột phá về lý thuyết kinh tế vĩ mô.
Ba là, khoảng cách tuyệt đối về trình độ phát triển giữa các nhóm quốc gia ngày càng tăng lên. Một bên là nhóm các nước có nền khoa học - kỹ thuật hiện đại, có khả năng phát triển hay tiếp thu công nghệ mới để làm động lực cho tăng trưởng kinh tế - ổn định xã hội; một bên là nhóm các quốc gia không đủ năng lực cả về quản trị quốc gia lẫn khoa học công nghệ để hấp thu khoa học công nghệ mới mà vẫn dựa vào lý thuyết và công cụ cũ như vốn, lao động, tài nguyên.
Nếu so sánh với nhóm bốn nước dẫn đầu khu vực hiện nay, ngoài các khó khăn chung của kinh tế thế giới, Việt Nam còn phải xử lý tốt ba thách thức vừa nêu trên. Việt Nam phải quay trở lại thời kỳ có tốc độ tăng trưởng bình quân thấp nhất là 7% và phải duy trì trong toàn bộ thời gian từ nay đến năm 2030. Thách thức này sẽ ngày càng lớn, bởi sau khoảng 20 năm nữa, lợi thế "dân số vàng" của Việt Nam sẽ không còn nữa. Do đó, giải pháp cấp bách và lâu dài là Việt Nam phải tái cơ cấu nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới phù hợp với đặc điểm riêng của mình, nhưng đồng thời phải đáp ứng được yêu cầu hội nhập trong tình hình mới.
Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng ổn định, bền vững |
Cùng đó, Việt Nam phải chọn con đường riêng là xây dựng nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững không dựa vào kế hoạch hóa (tức là không dựa vào nhận thức, trình độ chủ quan của một số người). Nền kinh tế không được phép chỉ dựa vào nguồn lực nhà nước mà phải phân chia rõ nhà nước chỉ được phép làm gì để bảo đảm hiệu quả tiền thuế của dân, còn lại là để xã hội đầu tư thực hiện và nộp thuế theo quy định. Mặt khác, nền kinh tế phải đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của hội nhập kinh tế quốc tế.
Từ thành công của việc thực hiện phương châm "đi tắt đón đầu", "đi thẳng vào công nghệ cao qua các hình thức chuyển giao công nghệ phù hợp" của ngành viễn thông, chúng ta phải quán triệt nhận thức: Nền kinh tế phải biết thị trường nội địa, thị trường quốc tế cần gì (về giá, mẫu mã, thời gian giao hàng), từ đó xác định rõ khả năng đáp ứng của Việt Nam. Câu trả lời từ thị trường chính là định hướng phát triển của kinh tế nước ta. Từ hoạch định vĩ mô, phải dự báo được xu thế phát triển của thị trường theo hướng "công nghệ xanh" gắn với phát triển bền vững và vấn đề thực phẩm an toàn.
Với đặc thù của Việt Nam, phải tập trung gắn phát triển công nghiệp sử dụng nhiều lao động với vấn đề nông nghiệp, trước mắt có nguồn lao động với giá nhân công phù hợp để phục vụ công nghiệp, đồng thời nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp, đưa nông nghiệp đi đầu trong "phát triển xanh", tạo đột phá trong an ninh lương thực, an toàn thực phẩm. Chỉ có như vậy mới xử lý tốt mối quan hệ giữa phát triển bền vững với ổn định xã hội, tạo sự đồng thuận cao trong phân phối địa tô khi chuyển từ đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, đất đô thị.
Bên cạnh các vấn đề mô hình tăng trưởng, cần tập trung xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại, hay nói cách khác là xây dựng bộ máy chính quyền hiện đại "của dân, do dân, vì dân" với mỗi cán bộ công chức là một công bộc trung thành của dân.
Tập trung phân định rõ vai trò nhà nước và vai trò thị trường bảo đảm nền kinh tế vận hành theo quy luật cơ bản của kinh tế thị trường tạo ra lợi nhuận cho xã hội. Nhà nước sẽ điều tiết lợi nhuận đó bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên tham gia thị trường, giữ vững động lực phát triển kinh tế chính là phần định hướng xã hội chủ nghĩa.
Để làm được nhiệm vụ này, vai trò nhà nước trong kiến tạo, giám sát và điều tiết thị trường thông qua luật pháp là rất quan trọng, quyết định sự thành công của cả quá trình. Không gian kinh tế phải là chủ đạo, ưu tiên trong quá trình chỉ đạo phát triển đất nước, không vì không gian hành chính mà hạn chế không gian kinh tế.
Thực hiện thành công các mục tiêu mà Cương lĩnh 2011 của Đảng đã chỉ ra là nhiệm vụ quan trọng, trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ. Đây là vấn đề thiết yếu và vô cùng quan trọng, cần nghiêm túc xem xét việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ này trong những năm vừa qua ngay tại Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội Đảng lần thứ 12 để Đảng thực hiện lời hứa với dân tộc, đất nước… |