【đội hình liverpool gặp arsenal】Kiểm tra, xử lý các bệnh viện gây ô nhiễm nghiêm trọng

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo lập các đoàn thanh kiểm tra,ểmtraxửlccbệnhviệngynhiễmnghimtrọđội hình liverpool gặp arsenal xử lý nghiêm khắc các cơ sở y tế chưa hoàn thành yêu cầu giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Chiều 17/7, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp kiểm điểm, đánh giá tình hình triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch và đề án tổng thể xử lý chất thải tại các cơ sở y tế.

Bức thiết yêu cầu xử lý chất thải y tế

Hiện cả nước có 13.511 cơ sở y tế các loại và tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở này vào khoảng 450 tấn/ngày, trong đó có 47 tấn là chất thải rắn y tế nguy hại, đòi hỏi phải được xử lý bằng những biện pháp phù hợp.

Tổng lượng nước thải y tế phát sinh cần xử lý cũng lên tới 125.000 m3/ngày.

Hiện, tỷ lệ bệnh viện thực hiện phân loại chất thải rắn y tế là 95,6% và thu gom chất thải rắn y tế hàng ngày là 90,9%. Tuy nhiên, chỉ khoảng một nửa số bệnh viên đạt yêu cầu tiêu chuẩn về quá trình thu gom, phân loại chất thải y tế.

Tỷ lệ bệnh viện xử lý chất thải rắn y tế bằng lò đốt 2 buồng hoặc sử dụng công nghệ vi sóng/nhiệt ướt khử khuẩn chất thải rắn y tế nguy hại đạt 29,4%, số bệnh viện hợp đồng với công ty môi trường thuê xử lý là 39,8%. Có 30,8% bệnh viện xử lý bằng lò đốt 1 buồng, thiêu đốt thủ công hoặc tự chôn lấp.

Đặc biệt, theo danh sách tại Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg, ngành y tế có 84 cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng, nhưng đến nay vẫn còn gần một nửa chưa được chứng nhận hoàn thành xử lý triệt để theo yêu cầu của Chính phủ.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Y tế rà soát, đánh giá lại toàn bộ bức tranh tổng thể về tình hình, điều kiện thực hiện các mục tiêu trong đề án tổng thể xử lý chất thải y tế. Ảnh: theo chinhphu.vn

Bộ Y tế tính toán, khoảng 770 bệnh viện cần được xây dựng, trang bị mới hoặc sửa chữa hệ thống xử lý nước thải.

Theo Bộ Y tế, dù vẫn là yêu cầu bức thiết nhưng xử lý chất thải y tế vẫn là bài toán nan giải mà lý do chính nằm ở vấn đề kinh phí và công nghệ phù hợp với giá thành đầu tư.

Thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, mục tiêu Chính phủ giao

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo các Bộ, ngành một số giải pháp, nhiệm vụ quan trọng nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý, xử lý chất thải tại các cơ sở y tế.

Trước hết, ngành y tế, xây dựng, các địa phương tập trung triển khai các nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể đã được Thủ tướng Chính phủ giao trong đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020, đặc biệt là việc đôn đốc số cơ sở y tế chưa hoàn thành yêu cầu xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Phó Thủ tướng giao lập các Đoàn thanh kiểm tra các cơ sở, yêu cầu cam kết tiến độ thực hiện cụ thể trong thời gian tới, nghiêm khắc xử lý các cơ sở, địa phương thiếu sự quan tâm đúng mức trong vấn đề này.

Tương tự, Bộ Y tế rà soát, đánh giá lại toàn bộ bức tranh tổng thể về tình hình, điều kiện thực hiện các mục tiêu trong đề án đối với từng khối cơ sở y tế hoặc từng địa phương để báo cáo Chính phủ có chỉ đạo thích hợp.

Trước những khó khăn trong triển khai các dự án xử lý chất thải y tế, Phó Thủ tướng cho rằng cần đẩy mạnh chủ trương xã hội hoá, xây dựng mô hình, công nghệ, dự án thí điểm phù hợp với từng loại cấp cơ sở y tế, vùng miền.

Chính phủ sẽ xem xét việc ban hành một số cơ chế ưu đãi về vay vốn, đất đai, thuế,… để nhà đầu tư tư nhân có thể tham gia triển khai các mô hình, dự án xử lý chất thải y tế phù hợp. Các Bộ liên quan lưu ý vấn đề vốn đối ứng, nghiên cứu các công nghệ phù hợp để thuận lợi trong triển khai.

Sắp tới, Bộ Y tế xem xét kêu gọi 1 dự án tư nhân hoặc PPP với nước ngoài để triển khai một mô hình, dự án thí điểm chủ trương này để có thể nhân rộng trong tương lai.

Nguồn: QDNDOL