88Point

Thương mại điện tử xuyên biên giới: “Bệ đỡ” xuất khẩu nông sản thời Covid-19Nguồn cung hàng loạt nôn lịch thi đấu bóng đá đức đêm nay

【lịch thi đấu bóng đá đức đêm nay】“Khó đơn, khó kép”, nông sản vẫn xuất siêu 3,9 tỷ USD

Thương mại điện tử xuyên biên giới: “Bệ đỡ” xuất khẩu nông sản thời Covid-19
Nguồn cung hàng loạt nông sản đang vượt cầu
Các tỉnh phía Nam ưu tiên tối đa lưu thông,óđơnkhóképnôngsảnvẫnxuấtsiêutỷlịch thi đấu bóng đá đức đêm nay tiêu thụ nông sản
“Khó đơn, khó kép”, nông sản vẫn xuất siêu 3,9 tỷ USD
Lâm sản là ngành hàng điển hình duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tích cực trong 7 tháng đầu năm 2021. Ảnh: N.Thanh.

Xuất khẩu tăng 26,7%

Theo Bộ NN&PTNT, từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu như: Giảm đơn hàng của một số doanh nghiệp xuất khẩu; ảnh hưởng về dịch vụ hậu cần thương mại (logistics); các thị trường quốc tế đã xảy ra tình trạng thiếu nguồn hàng cung ứng.

Bên cạnh đó là tình trạng thiếu container rỗng, ứ đọng cục bộ vận tải do đường hàng không, đường thủy bị thu hẹp, thiếu hụt lao động, gây tổn thương đến thương mại nông sản trên thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, số liệu thống kê mới nhất mà Bộ NN&PTNT công bố sáng nay 4/8/2021 cho thấy, tổng trị giá xuất khẩu 7 tháng qua đạt khoảng 28,6 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Nhiều sản phẩm/nhóm sản phẩm có trị giá xuất khẩu tăng gồm: Cao su, nhóm hàng rau quả, hồ tiêu, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn, sản phẩm chăn nuôi, cá tra, tôm; sản phẩm gỗ; mây, tre, cói thảm; quế,… Trong đó, cao su, nhóm hàng rau quả, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn tăng cả khối lượng và trị giá xuất khẩu.

7 tháng năm 2021, thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông, lâm, thuỷ sản Việt Nam là Hoa Kỳ, đạt trên 8,2 tỷ USD (chiếm 28,9% thị phần); đứng thứ 2 là thị trường Trung Quốc với gần 5,5 tỷ USD (chiếm 19,2% thị phần); thứ 3 là thị trường Nhật Bản với trị giá xuất khẩu đạt trên 1,9 tỷ USD (chiếm 6,8%); thứ 4 là thị trường Hàn Quốc với trị giá xuất khẩu đạt trên 1,2 tỷ USD (chiếm 4,3%).

Ở chiều nhập khẩu, đại diện Bộ NN&PTNT cho biết, tổng trị giá nhập khẩu 7 tháng qua ước đạt khoảng 24,7 tỷ USD, tăng 42,8% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, toàn ngành xuất siêu khoảng 3,9 tỷ USD.

Trung Quốc thắt chặt quy định xuất nhập khẩu

Bộ NN&PTNT nhìn nhận dù nỗ lực đạt được tăng trưởng xuất khẩu đáng kể, song từ nay đến cuối năm, sản xuất, tiêu thụ nông sản vẫn đối mặt với một số khó khăn nhất định.

Điển hình như, thị trường xuất khẩu nông sản truyền thống là Trung Quốc đang ngày càng thắt chặt các quy định về xuất nhập khẩu hàng hóa. Trung Quốc tăng cường kiểm tra hàng hóa, khử trùng hàng hóa, phương tiện vận chuyển hàng xuất khẩu từ vùng dịch của Việt Nam.

Tiếp tục thực hiện quản lý và truy xuất nguồn gốc hàng hóa, do đó thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu bị kéo dài, đồng thời tăng cường quản lý đội lái xe tại cửa khẩu.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng thực hiện nghiêm ngặt công tác phòng chống dịch, bệnh Covid-19 thông qua đội lái xe chuyên trách làm tăng thời gian giải phóng hàng, đôi khi khi xảy ra ùn ứ cục bộ.

Ngoài ra, các thị trường xuất khẩu chính gia tăng áp dụng rào cản kỹ thuật thương mại, điều tra nguồn gốc đối với một số nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam,…

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng, hoạt động kinh doanh đứt gãy, lợi nhuận các doanh nghiệp suy giảm trong thời kỳ dịch bệnh và thương mại gián đoạn, do đó áp lực chi phí, phí, thuế với doanh nghiệp rất lớn.

Ngoài ra, khi đơn hàng xuất khẩu giảm dần, dẫn đến áp lực ngày càng cao đối với chi phí lưu kho, chi phí điện duy trì (nhất là kho lạnh để bảo quản nông sản) và vốn lưu động tồn do ứ đọng hàng hóa.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng đề cập tới góc độ hệ thống logistic kho lạnh phục vụ bảo quản nông sản còn hạn chế. Cả nước hiện có 48 kho lạnh làm dịch vụ bảo quản nông, thủy sản với công suất khoảng 700.000 palet và hàng nghìn kho lạnh với tổng công suất bảo quản ước đạt 2 triệu tấn sản phẩm phục vụ cho một số thị trường nhất định (chủ yếu là xuất khẩu).

“Tuy nhiên, số lượng kho lạnh hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu bảo quản nông sản, thủy sản phục vụ bảo quản tươi và chế biến xuất khẩu, nhất là khu vực ĐBSCL”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.

Để khắc phục những khó khăn, vướng mắc, trong thời gian tới Bộ NN&PTNT sẽ tập trung chỉ đạo, điều chỉnh kế hoạch sản xuất nông, lâm, thủy sản phù hợp với điều kiện thời tiết, diễn biến dịch Covid-19 tại từng tỉnh, thành phố nhằm đảm bảo vừa chống dịch, thiên tai hiệu quả vừa đảm bảo cung ứng tốt lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, xuất khẩu.

Cụ thể, ở lĩnh vực thuỷ sản sẽ tập trung phát triển nuôi trồng các đối tượng chủ lực (tôm sú, tôm chân trắng, cá tra) và các đối tượng có giá trị kinh tế cao; giải quyết dứt điểm việc gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu đối với khai thác hải sản. Với lĩnh vực lâm nghiệp sẽ thực hiện hiệu quả Hiệp định VPA/FLEGT để gia tăng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang EU.

Bộ NN&PTNT cũng sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng tập trung giải quyết khó khăn về kỹ thuật, thuận lợi hóa thông quan, hạ tầng logistic, không để ứ đọng hàng hóa trên các tỉnh biên giới với Trung Quốc và các thị trường xuất khẩu trọng điểm.

Ngoài ra, phối hợp chặt chẽ với các Tham tán thương mại của Việt Nam tại nước ngoài, hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường EU, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản,…

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap