The ttrực tiếp đá banh ngoại hạng anho số liệu báo cáo tại hội thảo, Đồng Phú hiện có 2.373 con bò. Khó khăn lớn nhất hiện nay trong phát triển đàn bò ở Đồng Phú là phần lớn nông dân đang nuôi theo hình thức nhỏ lẻ, phân tán; đa số giống bò kém chất lượng, thể trạng nhỏ, sản lượng thịt thấp, lợi nhuận thu về không cao. Cộng thêm giá bò thịt lúc lên lúc xuống, nguồn thức ăn ngày một khan hiếm.
Hộ anh Trương Văn Trọng, ấp Trảng Tranh, xã Tân Lợi cố gắng duy trì đàn bò dù giá thịt đang xuống thấp
Theo thạc sĩ Phí Như Liễu, chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia súc lớn tỉnh Bình Dương, muốn phát triển đàn bò, các ngành chức năng phải phân tích được thực trạng chăn nuôi bò hiện nay như thế nào; cần làm rõ phương thức, quy mô chăn nuôi; hướng dẫn nông dân xây dựng các mô hình chăn nuôi liên kết; phải chủ động thị trường, tức là xác định nuôi rồi đầu ra như thế nào... Đối với nông dân, cần nhanh chóng nâng cao tầm vóc đàn bò (cải tạo giống); chủ động tìm nguồn thức ăn tại chỗ cho bò nhằm hạn chế chi phí; thành lập trang trại chăn nuôi nhỏ và vừa để tăng số lượng đàn cũng như hỗ trợ nhau về khoa học - kỹ thuật.
Tại hội thảo, đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, huyện Đồng Phú và thạc sĩ Phí Như Liễu đã giải đáp các thắc mắc của nông dân như chính sách hỗ trợ vay vốn chăn nuôi bò, cách lai tạo giống đàn bò đạt chất lượng, kỹ thuật ủ thức ăn, tìm đầu ra cho bò thịt...
Tr.Thịnh