【kết quả bóng đá nam hôm nay】Trẻ em cần được tiêm vitamin K1 để bảo đảm sức khỏe
Thời gian gần đây, tình trạng trẻ em nhập viện do bị xuất huyết não - màng não (XHN-MN) vì thiếu vitamin K xảy ra tại nhiều địa phương trên cả nước nói chung và Bình Dương nói riêng; một số trường hợp trẻbịhôn mê, nguy hiểm đến tính mạng. Bà Đào ThịMỹ Phượng, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe sinh sản tỉnh đãtrao đổi với phóng viên Báo Bình Dương về tầm quan trọng, cũng như những tác hại nếu cơ thể trẻnhỏ thiếu vitamin K.
- Thưa bà, vì sao phải bổ sung vitamin K cho trẻ sau sinh? Công dụng và tác hại đối với vitamin K ở trẻ là gì?
- Vitamin K là loại vitamin có thể hòa tan trong mỡ, một thành phần quan trọng tham gia vào quá trình đông máu, cụ thể là cần cho sự tạo thành prothrombin trong gan. Với trẻ sơ sinh, vitamin K giúp dự phòng, điều trị, ngăn ngừa xuất huyết và các biến chứng do XHN-MN gây nên. Trong thời kỳ bào thai, một phần vitamin K được cung cấp do chuyển từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai, lượng này rất nhỏ. Sau khi sinh, phần chính vitamin K mà trẻ nhỏ nhận được qua sữa mẹ. Những tháng cuối thai kỳ và sau khi sinh nếu người mẹ không được ăn bồi dưỡng đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt ở những người mẹ ăn kiêng thì lượng vitamin K trong sữa mẹ càng ít. Ở trẻ sơ sinh vi khuẩn có khả năng tổng hợp vitamin K ở ruột chưa đủ, do đó càng bị thiếu vitamin K, dễ bị XHN-MN hơn trẻ lớn.
Bà Đào Thị Mỹ Phượng, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe sinh sản tỉnh tư vấn tầm quan trọng của vitamin K cho sản phụ sau sinh
XHN-MN muộn do thiếu vitamin K xảy tra ở trẻ từ 2 tuần đến 6 tháng tuổi, nhiều nhất trong khoảng 1 tháng - 2 tháng tuổi. Thường các triệu chứng xuất hiện đột ngột và nhanh nên bệnh nhân thường nhập viện trong tình trạng nặng. XHN-MN ở trẻ sơ sinh hoàn toàn khác với XHN-MN ở trẻ lớn, người lớn và người cao tuổi về nguyên nhân, biểu hiện bệnh, điều trị và dự phòng. Đây cũng là chứng bệnh khá phổ biến ở các nước trên thế giới hiện nay, trong đó có Việt Nam. XHN-MN ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý có nguy cơ tử vong cao (từ 25 - 40% trẻ mắc bệnh), nếu may mắn sống sót cũng có tỷ lệ để lại di chứng tới 50%. Các di chứng của XHN-MN ở trẻ sơ sinh để lại rất nặng nề như liệt chức năng vận động, động kinh, chậm phát triển tinh thần, thậm chí trẻ sẽ bị khuyết tật đến suốt cuộc đời. Mặc dù đây là chứng bệnh nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể dự phòng được và chữa khỏi, ít di chứng nếu như được phát hiện và điều trị sớm.
- Các bậc cha mẹ phải làm gì để biết con mình đã được bổ sung vitamin K sau sinh? Trẻ em cần được tăng cường loại thuốc này vào thời điểm nào, thưa bà?
- Vitamin K cần được bổsung cho trẻ sau khi sinh. Các bà mẹ nên chủ động tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để biết được cách thức bổ sung vitamin K cho bé đúng cách, hợp lý vàkhoa học. Qua đó biết được tầm quan trọng vàthời điểm thích hợp để cung cấp vitamin K cho trẻ nhỏ. Tình trạng thiếu vitamin K chỉ xảy ra ở trẻ sơ sinh, không xảy ra ở người lớn do sự vận chuyển vitamin K qua nhau thai của trẻ rất ít. Vì vậy, tất cả trẻ sơ sinh bắt buộc phải tiêm phòng vitamin K1, tốt nhất trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Các bậc cha mẹcần lưu ý, nếu thấy da trẻđột nhiên tái xanh, bỏ bú, quấy khóc, có thể khóc thét, nôn trớ, li bì, hôn mê... thìđó là những dấu hiệu báo động bé đang có nguy cơ xuất huyết não do thiếu vitamin K. Nặng hơn bé có thể rên rỉ và co giật toàn thân hoặc co giật cục bộ ở một chi, ở mặt hay nửa người, đồng thời trẻ sụp mi mắt và dần hôn mê; nhiều trẻ có biểu hiện thở không đều hoặc có từng lúc ngừng thở… đều cần phải đưa bé đến các cơ sở y tế ngay để được cấp cứu kịp thời.
Để dự phòng XHN-MN, các bác sĩ khuyến cáo, ngay từ khi mang thai, thai phụ cần bổ sung vitamin K bằng cách ăn nhiều loại thực phẩm giàu vitamin K như rau xanh, ngũ cốc, sữa, trứng gà, đậu phụ, thịt heo nạc, thịt bò... Khám thai đầy đủ và sinh con tại cơ sở y tế.
- Thưa bà, Bình Dương hiện có bao nhiêu cơ sở y tế có đủ điều kiện an toàn cho sản phụ sinh con, trong đó có trách nhiệm tiêm vitamin K1 cho trẻ sơ sinh?
- Hiện nay, các cơ sở y tế công lập đều đủ điều kiện an toàn cho sản phụ sinh con và 100% đều tiêm vitamin K 1 cho trẻ sau sinh. Đối với các cơ sở y tế ngoài công lập trong thời gian tới ngành y tế sẽ tăng cường kiểm tra, nhắc nhở tiêm vitamin K 1 cho trẻ để bảo đảm 100% trẻ sơ sinh sinh ra được tiêm phòng. Như vậy, sẽ hạn chế đến mức thấp nhất trẻ bị XHN-MN do thiếu vitamin K.
Ngoài ra, ngành y tế cũng sẽ tuyên truyền để thai phụ biết cách bổ sung vitamin K cho trẻ ngay trong bụng mẹ. Nắm bắt tình hình, kiểm tra việc con mình đã được tiêm vitamin K1 dự phòng XHN-MN muộn hay chưa để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của bé.
- Xin cảm ơn bà!
THIÊN LÝ (thực hiện)